Trong thời gian qua tôi đã nhận được rất nhiều thư từ các bạn đọc. Xin cảm ơn sự quan tâm đó. Có một câu hỏi được các bạn độc giả hỏi rất nhiều là: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý là gì và bảo hộ ra sao? Bài viết này nhằm trả lời thắc mắc các độc giả cũng xin giới thiệu thêm TT Nghiên cứu & PT Hệ thống Nông Nghiệp của chúng tôi là một đơn vị chuyên làm về chỉ dẫn địa lý. Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi.
Chỉ dẫn địa lý là gì ? | ||
| ||
Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp. Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý; b) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định. Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý: a) Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam; b) Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng; c) Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm; d) Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó. Theo Cục sở hữu trí tuệ |