1. Nhật thực một phần ở Bangkok (Thái Lan)
Hình ảnh một chiếc máy bay trên bầu trời Bangkok khi Mặt trăng đang dần che khuất Mặt trời vào tháng 2/2010. Đây là đầu đầu tiên có thể quan sát hiện tượng nhật thực từ thủ đô của Thái Lan trong 10 năm qua.
2. Hình ảnh kỳ ảo của tinh vân Carina Nebula
Nhân dịp kỷ niệm tròn 20 năm hoạt động của kính thiên văn vũ trụ Hubble vào ngày 23/4/2010, các nhà khoa học của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đã giới thiệu bức ảnh chụp một phần nhỏ của một trong những phần rộng lớn có thể quan sát được của tinh vân Carina Nebula trong dải Ngân hà do kính thiên văn Hubble chụp được. Đây là hình ảnh nhiều màu sắc về phần đỉnh của một cột, được tạo thành từ khí hyđrô và bụi có chiều cao tới 3 năm ánh sáng, bốc cao từ tinh vân này, đang bị hút vào vùng ánh sáng chói lọi của những ngôi sao cạnh đó.
3. Sao Hỏa tỏa sáng cùng cầu vồng
Hình ảnh sao Hỏa lấp lánh trong đêm cùng với cầu vồng trên bầu trời quanh vùng núi lửa Halaekala ở Hawaii (Mỹ) vào tháng 1/2010. Hiện tượng cầu vồng xuất hiện trong đêm này xảy ra khi ánh Trăng xuyên qua màn sương trên đỉnh núi lửa Halaekala.
4. Cận cảnh điểm đen trên Mặt trời
Hình ảnh tuyệt mỹ này do Đài quan sát Mặt trời Big Bear (BBS) đặt tại California chụp được vào cuối tháng 8 vừa qua, cho chúng ta cảm giác như đang nhìn một bông hoa hay một con mắt bí ẩn. Thực tế, đây là hình ảnh chi tiết nhất về điểm đen Mặt trời từng được biết đến. Và với đường kính lên đến 12.875 km, điểm đen này còn lớn hơn cả Trái đất mà chúng ta đang sinh sống.
5. Tàu thăm dò Hayabusa trở về Trái đất
Tàu thăm dò Hayabusa của Nhật Bản đã trở về Trái đất vào ngày 13/7/2010. Khi tàu thăm dò này bay vào bầu khi khí quyển của Trái đất, nó đã tạo ra những những vệt sáng rực trên bầu trời giống như sao chổi. Mới đây, các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện tàu Hayabusa đã mang về những mẫu bụi cát đầu tiên từ tiểu hành tinh Itokawa – cách Trái đất khoảng 300 triệu km.
6. Hồ “ma” Lake Eyre (Australia)
Đây là hình ảnh Lake Eyre, ở miền nam Australia, được chụp từ vệ tinh vào tháng 11/2010. Đặc điểm của hồ ‘”ma” này là chỉ có nước trong một thời gian ngắn trong năm khi các cơn mưa theo mùa đổ xuống dồi dào. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau đó, nó lại nhanh chóng trở thành một cái hồ cạn khổng lồ vì hầu như thời tiết trong năm rất khô hạn. Trung tâm Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) cho biết hồ nước này mới chỉ được lấp đầy ba lần trong suốt 150 năm qua.
7. Cận cảnh tiểu hành tinh 21 Lutetia
Phi thuyển Rosetta của Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã thu được những hình ảnh đầu tiên về tiểu hành tinh 21 Lutetia sau khi tiến sát thiên thạch này vào tháng 7 vừa qua. Rosetta bay trong cự li cách Lutetia 3.162 km để truyền về những hình ảnh của tiểu hành tinh đã được phát hiện cách đây 150 năm. Tiểu hành tinh Lutetia có đường kính khoảng 130 km, nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc và cách Trái đất khoảng 440 triệu km.
8. Cực quang nhìn từ Trạm ISS
Đây là hình ảnh cực quang ở nam Ấn Độ Dương được chụp từ Trạm không gian quốc tế (ISS) vào tháng 5/2010. Trong thiên văn học, cực quang là một hiện tượng quang học được đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm, được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió Mặt trời với tầng khí quyển bên trên Trái đất.
9. Thảm họa dầu tràn ở Vịnh Mexico
Hình ảnh chụp từ vệ tinh vào tháng 4/2010 cho thấy những vệt dầu loang sau khi hàng nghìn lít dầu thô rò rỉ mỗi ngày từ giàn khoan dầu Deepwater Horizon của Hãng dầu khí Anh BP trên vịnh Mexico. Sự cố này đã gây ra một thảm họa môi trường đe dọa hệ sinh thái ngập mặn Louisiana, dọc vịnh Mexico.
10. Hình ảnh 3D của vụ nổ sao siêu tân tinh SN 1987A
Hình ảnh về vụ nổ sao siêu tân tinh SN 1987A trông giống như một đồng hồ cát được các nhà khoa học dựng lại bằng công nghệ 3D sau khi phân tích những hình ảnh và số liệu của vụ nổ này do kính viễn vọng cực lơn của European Southern Observatory cung cấp.
Hình ảnh một chiếc máy bay trên bầu trời Bangkok khi Mặt trăng đang dần che khuất Mặt trời vào tháng 2/2010. Đây là đầu đầu tiên có thể quan sát hiện tượng nhật thực từ thủ đô của Thái Lan trong 10 năm qua.
2. Hình ảnh kỳ ảo của tinh vân Carina Nebula
Nhân dịp kỷ niệm tròn 20 năm hoạt động của kính thiên văn vũ trụ Hubble vào ngày 23/4/2010, các nhà khoa học của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đã giới thiệu bức ảnh chụp một phần nhỏ của một trong những phần rộng lớn có thể quan sát được của tinh vân Carina Nebula trong dải Ngân hà do kính thiên văn Hubble chụp được. Đây là hình ảnh nhiều màu sắc về phần đỉnh của một cột, được tạo thành từ khí hyđrô và bụi có chiều cao tới 3 năm ánh sáng, bốc cao từ tinh vân này, đang bị hút vào vùng ánh sáng chói lọi của những ngôi sao cạnh đó.
3. Sao Hỏa tỏa sáng cùng cầu vồng
Hình ảnh sao Hỏa lấp lánh trong đêm cùng với cầu vồng trên bầu trời quanh vùng núi lửa Halaekala ở Hawaii (Mỹ) vào tháng 1/2010. Hiện tượng cầu vồng xuất hiện trong đêm này xảy ra khi ánh Trăng xuyên qua màn sương trên đỉnh núi lửa Halaekala.
4. Cận cảnh điểm đen trên Mặt trời
Hình ảnh tuyệt mỹ này do Đài quan sát Mặt trời Big Bear (BBS) đặt tại California chụp được vào cuối tháng 8 vừa qua, cho chúng ta cảm giác như đang nhìn một bông hoa hay một con mắt bí ẩn. Thực tế, đây là hình ảnh chi tiết nhất về điểm đen Mặt trời từng được biết đến. Và với đường kính lên đến 12.875 km, điểm đen này còn lớn hơn cả Trái đất mà chúng ta đang sinh sống.
5. Tàu thăm dò Hayabusa trở về Trái đất
Tàu thăm dò Hayabusa của Nhật Bản đã trở về Trái đất vào ngày 13/7/2010. Khi tàu thăm dò này bay vào bầu khi khí quyển của Trái đất, nó đã tạo ra những những vệt sáng rực trên bầu trời giống như sao chổi. Mới đây, các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện tàu Hayabusa đã mang về những mẫu bụi cát đầu tiên từ tiểu hành tinh Itokawa – cách Trái đất khoảng 300 triệu km.
6. Hồ “ma” Lake Eyre (Australia)
Đây là hình ảnh Lake Eyre, ở miền nam Australia, được chụp từ vệ tinh vào tháng 11/2010. Đặc điểm của hồ ‘”ma” này là chỉ có nước trong một thời gian ngắn trong năm khi các cơn mưa theo mùa đổ xuống dồi dào. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau đó, nó lại nhanh chóng trở thành một cái hồ cạn khổng lồ vì hầu như thời tiết trong năm rất khô hạn. Trung tâm Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) cho biết hồ nước này mới chỉ được lấp đầy ba lần trong suốt 150 năm qua.
7. Cận cảnh tiểu hành tinh 21 Lutetia
Phi thuyển Rosetta của Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã thu được những hình ảnh đầu tiên về tiểu hành tinh 21 Lutetia sau khi tiến sát thiên thạch này vào tháng 7 vừa qua. Rosetta bay trong cự li cách Lutetia 3.162 km để truyền về những hình ảnh của tiểu hành tinh đã được phát hiện cách đây 150 năm. Tiểu hành tinh Lutetia có đường kính khoảng 130 km, nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc và cách Trái đất khoảng 440 triệu km.
8. Cực quang nhìn từ Trạm ISS
Đây là hình ảnh cực quang ở nam Ấn Độ Dương được chụp từ Trạm không gian quốc tế (ISS) vào tháng 5/2010. Trong thiên văn học, cực quang là một hiện tượng quang học được đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm, được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió Mặt trời với tầng khí quyển bên trên Trái đất.
9. Thảm họa dầu tràn ở Vịnh Mexico
Hình ảnh chụp từ vệ tinh vào tháng 4/2010 cho thấy những vệt dầu loang sau khi hàng nghìn lít dầu thô rò rỉ mỗi ngày từ giàn khoan dầu Deepwater Horizon của Hãng dầu khí Anh BP trên vịnh Mexico. Sự cố này đã gây ra một thảm họa môi trường đe dọa hệ sinh thái ngập mặn Louisiana, dọc vịnh Mexico.
10. Hình ảnh 3D của vụ nổ sao siêu tân tinh SN 1987A
Hình ảnh về vụ nổ sao siêu tân tinh SN 1987A trông giống như một đồng hồ cát được các nhà khoa học dựng lại bằng công nghệ 3D sau khi phân tích những hình ảnh và số liệu của vụ nổ này do kính viễn vọng cực lơn của European Southern Observatory cung cấp.