Quy hoạch phát triển không gian nhằm xây dựng các quy hoạch cấu trúc và sử dụng đất đô thị để bảo vệ môi trường và phát triển đô thị phù hợp nhằm đảm bảo sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Hướng tiếp cận của Nghiên cứu trong quy hoạch đô thị được tổng hợp trong phần dưới đây (xem Hình 6.1.1);
(i) Xây dựng khung phát triển kinh tế-xã hội thể hiện quy mô mục tiêu và chất lượng của các hoạt động kinh tế-xã hội của thành phố.
(ii) Phân tích kỹ điều kiện tự nhiên của thành phố nhằm xác định các khu vực bảo tồn và phát triển.
(iii) Phân tích các phương án cấu trúc không gian nhằm lựa chọn phương án tối ưu từ các góc độ sử dụng đất, chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng và cung cấp dịch vụ cũng như các tác động môi trường.
(iv) Các hợp phần quy hoạch không gian chính bao gồm quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch mạng lưới GTVT và quy hoạch công trình đô thị, các quy hoạch này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và với quy hoạch môi trường
Phân tích chi tiết môi trường tự nhiên nhằm đánh giá công tác bảo vệ môi trường và sự phù hợp cho phát triển
1) Cơ sở và mục tiêu
Thành phố Đà Nẵng nằm ở miền Trung Việt Nam, tiếp giáp với biển Đông. Bao quanh khu vực phía tây và phía bắc thành phố là các dãy núi cao trên 1000 m so với mực nước biển. Khu vực đồng bằng được hình thành bởi phù sa sông Hàn và hệ thống sông phát triển giữa các dãy núi và bờ biển.
Một trong những đặc điểm địa hình tiêu biểu của khu vực bằng phẳng là sự hình thành các bãi cát lớn dọc bờ biển. Ở một số bãi cát, đụn cát lớn được hình thành. Sự tích tụ cát ven biển được diễn ra do quá trình kết hợp giữa luồng thủy triều, sóng và gió mạnh.
Các con sông ở khu vực núi cao chảy theo hướng chính từ Tây sang Đông còn các con sông ở khu vực địa hình thấp lại đổi hướng sang phía bắc và đổ ra biển. Dọc các khu vực hạ lưu sông, phía sau các cồn cát ven biển là khu vực đất thấp và đầm lầy. Nhìn chung, độ cao của khu vực đất thấp là từ 1-2 m trên mực nước biển trong khi khu vực cồn cát ven biển có cao độ trên 2 m. Khu vực đất trũng dễ bị ngập lụt.
Địa chất của khu vực đất thấp chủ yếu là phù sa, gồm cát, đất sét và sỏi. Độ dày lớp phù sa là khoảng 20 m hoặc hơn ở khu vực gần biển. Trữ lượng nước ngầm hiện chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, khai thác cạn kiệt nguồn nước ngầm sẽ dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn và lún đất trong tương lai.
Quá trình bồi lắng hình thành nên bờ biển dài và bằng phẳng bởi các con sông và luồng hải lưu ở khu vực này dường như được diễn ra trong trạng thái cân bằng rất nhạy cảm. Cần hạn chế xây dựng bất cứ công trình có quy mô lớn nào có thể phá vỡ hoặc ảnh hưởng đến sự cân bằng tự nhiên dọc khu vực ven biển.
Mực nước biển tăng và sự thay đổi khí hậu như thay đổi lượng mưa hoặc cường độ của các cơn bão do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu cũng ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên của khu vực nếu xét về lâu dài. Thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất ở các khu vực dốc, sạt lở ven biển, thủy triều lấn sâu vào vùng nội địa và gió mạnh sẽ diễn ra thường xuyên hơn.
Về quy hoạch vùng thành phố Đà Nẵng, xem xét môi trường được coi là một trong những vấn đề chính cần được phân tích, đặc biệt là từ các góc độ nêu trên.
6.9 Nhằm hiểu rõ những hạn chế về mặt môi trường và cơ hội phát triển của thành phố Đà Nẵng, cơ sở dữ liệu GIS tổng hợp của DaCISS đã được xây dựng. Dựa trên cơ sở dữ liệu này, có thể thực hiện các phân tích số liệu để hỗ trợ công tác quy hoạch đô thị và vùng.
2) Phương pháp luận
Số liệu địa lý cơ bản đã được thu thập, gồm cả các bản đồ đã phát hành và bản đồ dạng số và được tập hợp thành cơ sở dữ liệu GIS như đã trình bày ở phần trên. Ngoài các hạng mục số liệu đầu vào, số liệu cơ sở vật chất kỹ thuật và môi trường cũng được tổng hợp nhằm phân tích sự phù hợp cho phát triển và bảo tồn. Các hạng mục số liệu cơ bản và quy trình xử lý số liệu được tổng hợp trong Hình 6.2.1.
1) Cơ sở và mục tiêu
Thành phố Đà Nẵng nằm ở miền Trung Việt Nam, tiếp giáp với biển Đông. Bao quanh khu vực phía tây và phía bắc thành phố là các dãy núi cao trên 1000 m so với mực nước biển. Khu vực đồng bằng được hình thành bởi phù sa sông Hàn và hệ thống sông phát triển giữa các dãy núi và bờ biển.
Một trong những đặc điểm địa hình tiêu biểu của khu vực bằng phẳng là sự hình thành các bãi cát lớn dọc bờ biển. Ở một số bãi cát, đụn cát lớn được hình thành. Sự tích tụ cát ven biển được diễn ra do quá trình kết hợp giữa luồng thủy triều, sóng và gió mạnh.
Các con sông ở khu vực núi cao chảy theo hướng chính từ Tây sang Đông còn các con sông ở khu vực địa hình thấp lại đổi hướng sang phía bắc và đổ ra biển. Dọc các khu vực hạ lưu sông, phía sau các cồn cát ven biển là khu vực đất thấp và đầm lầy. Nhìn chung, độ cao của khu vực đất thấp là từ 1-2 m trên mực nước biển trong khi khu vực cồn cát ven biển có cao độ trên 2 m. Khu vực đất trũng dễ bị ngập lụt.
Địa chất của khu vực đất thấp chủ yếu là phù sa, gồm cát, đất sét và sỏi. Độ dày lớp phù sa là khoảng 20 m hoặc hơn ở khu vực gần biển. Trữ lượng nước ngầm hiện chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, khai thác cạn kiệt nguồn nước ngầm sẽ dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn và lún đất trong tương lai.
Quá trình bồi lắng hình thành nên bờ biển dài và bằng phẳng bởi các con sông và luồng hải lưu ở khu vực này dường như được diễn ra trong trạng thái cân bằng rất nhạy cảm. Cần hạn chế xây dựng bất cứ công trình có quy mô lớn nào có thể phá vỡ hoặc ảnh hưởng đến sự cân bằng tự nhiên dọc khu vực ven biển.
Mực nước biển tăng và sự thay đổi khí hậu như thay đổi lượng mưa hoặc cường độ của các cơn bão do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu cũng ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên của khu vực nếu xét về lâu dài. Thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất ở các khu vực dốc, sạt lở ven biển, thủy triều lấn sâu vào vùng nội địa và gió mạnh sẽ diễn ra thường xuyên hơn.
Về quy hoạch vùng thành phố Đà Nẵng, xem xét môi trường được coi là một trong những vấn đề chính cần được phân tích, đặc biệt là từ các góc độ nêu trên.
6.9 Nhằm hiểu rõ những hạn chế về mặt môi trường và cơ hội phát triển của thành phố Đà Nẵng, cơ sở dữ liệu GIS tổng hợp của DaCISS đã được xây dựng. Dựa trên cơ sở dữ liệu này, có thể thực hiện các phân tích số liệu để hỗ trợ công tác quy hoạch đô thị và vùng.
2) Phương pháp luận
Số liệu địa lý cơ bản đã được thu thập, gồm cả các bản đồ đã phát hành và bản đồ dạng số và được tập hợp thành cơ sở dữ liệu GIS như đã trình bày ở phần trên. Ngoài các hạng mục số liệu đầu vào, số liệu cơ sở vật chất kỹ thuật và môi trường cũng được tổng hợp nhằm phân tích sự phù hợp cho phát triển và bảo tồn. Các hạng mục số liệu cơ bản và quy trình xử lý số liệu được tổng hợp trong Hình 6.2.1.
3) Phân tích số liệu cơ bản
Trong phân tích số liệu cơ bản, các số liệu thu thập được được diễn dải và ký hiệu bản đồ được tổ chức lại từ nhiều khía cạnh nhằm dễ dàng hiểu được hiện trạng. Các chỉ số được tổng hợp trong phần dưới đây. Các chỉ tiêu này gồm:
(i) sử dụng đất,
(ii) cao độ,
(iii) cao độ rất nhỏ,
(iv) độ dốc,
(v) địa chất,
(vi) địa mạo,
(vii) độ sâu mực nước ngập và
(viii) khu vực sạt lở bờ sông và lũ ống/lũ quét.
(a) Sử dụng đất
Tình hình sử dụng đất trong KVNC được chia thành 8 loại cho biết tình hình sử dụng đất nói chung trên bản đồ địa hình, tỷ lệ 1:10.000. Phân bố tình hình sử dụng đất theo phường/xã được tổng hợp trong Hình 6.2.2. So với diện tích toàn thành phố (950km2, không tính quần đảo Hoàng Sa), diện tích đất đô thị chỉ chiếm 9% (88km2).
(b) Cao độ
Cao độ của thành phố là từ 0m ở bờ biển đến 1.670 m ở khu vực miền núi phía tây thành phố. Khu vực phía đông thành phố tiếp giáp với biển và có các đồng bằng phù sa bằng phẳng trong khi khu vực phía tây là các dãy núi khá cao. Dựa trên bản đồ địa hình, phân bố độ cao của thành phố được tổng hợp trong Hình 6.2.3.
Trong phân tích số liệu cơ bản, các số liệu thu thập được được diễn dải và ký hiệu bản đồ được tổ chức lại từ nhiều khía cạnh nhằm dễ dàng hiểu được hiện trạng. Các chỉ số được tổng hợp trong phần dưới đây. Các chỉ tiêu này gồm:
(i) sử dụng đất,
(ii) cao độ,
(iii) cao độ rất nhỏ,
(iv) độ dốc,
(v) địa chất,
(vi) địa mạo,
(vii) độ sâu mực nước ngập và
(viii) khu vực sạt lở bờ sông và lũ ống/lũ quét.
(a) Sử dụng đất
Tình hình sử dụng đất trong KVNC được chia thành 8 loại cho biết tình hình sử dụng đất nói chung trên bản đồ địa hình, tỷ lệ 1:10.000. Phân bố tình hình sử dụng đất theo phường/xã được tổng hợp trong Hình 6.2.2. So với diện tích toàn thành phố (950km2, không tính quần đảo Hoàng Sa), diện tích đất đô thị chỉ chiếm 9% (88km2).
(b) Cao độ
Cao độ của thành phố là từ 0m ở bờ biển đến 1.670 m ở khu vực miền núi phía tây thành phố. Khu vực phía đông thành phố tiếp giáp với biển và có các đồng bằng phù sa bằng phẳng trong khi khu vực phía tây là các dãy núi khá cao. Dựa trên bản đồ địa hình, phân bố độ cao của thành phố được tổng hợp trong Hình 6.2.3.
(c) Tiểu cao độ
Khu vực đất thấp phù sa của thành phố được hình thành bởi quá trình bồi lắng của cả luồng sông và hải lưu. Đất thấp phù sa được xem là khu vực đất rất bằng phẳng. Tuy nhiên, điều kiện địa hình lại thay đổi theo loại tiểu địa mạo. Nhằm xác định tiểu địa mạo của khu vực đất thấp, Nghiên cứu đã phân tích tiểu cao độ dựa trên số liệu độ cao của từng điểm. Số liệu độ cao của từng điểm được tính toán bằng phần mềm TIN trong GIS và xây dựng các đường bình đồ tính toán bằng phương pháp toán học. Tuy nhiên, cần điều chỉnh các đường bình đồ này để phù hợp với điều kiện địa hình.
Các đường bình đồ chi tiết như 1m, 3m và 5m đã được vẽ và tổng hợp để hiểu rõ sự chênh lệch độ cao và sự khách nhau về điều kiện địa hình của khu vực đất thấp (Hình 6.2.4). Theo bản đồ bình đồ chi tiết này, các khu vực đã đô thị hóa của thành phố Đà Nẵng gồm cả sân bay chủ yếu có độ cao 5m trên mực nước biển và khu vực ven biển phía tây cũng có cao độ trên 5 m.
Phân bố các đường bình đồ chi tiết cũng cho biết các khu vực bị ngập lụt.
Khu vực đất thấp phù sa của thành phố được hình thành bởi quá trình bồi lắng của cả luồng sông và hải lưu. Đất thấp phù sa được xem là khu vực đất rất bằng phẳng. Tuy nhiên, điều kiện địa hình lại thay đổi theo loại tiểu địa mạo. Nhằm xác định tiểu địa mạo của khu vực đất thấp, Nghiên cứu đã phân tích tiểu cao độ dựa trên số liệu độ cao của từng điểm. Số liệu độ cao của từng điểm được tính toán bằng phần mềm TIN trong GIS và xây dựng các đường bình đồ tính toán bằng phương pháp toán học. Tuy nhiên, cần điều chỉnh các đường bình đồ này để phù hợp với điều kiện địa hình.
Các đường bình đồ chi tiết như 1m, 3m và 5m đã được vẽ và tổng hợp để hiểu rõ sự chênh lệch độ cao và sự khách nhau về điều kiện địa hình của khu vực đất thấp (Hình 6.2.4). Theo bản đồ bình đồ chi tiết này, các khu vực đã đô thị hóa của thành phố Đà Nẵng gồm cả sân bay chủ yếu có độ cao 5m trên mực nước biển và khu vực ven biển phía tây cũng có cao độ trên 5 m.
Phân bố các đường bình đồ chi tiết cũng cho biết các khu vực bị ngập lụt.
(d) Độ dốc
Dựa trên số liệu bình đồ, Nghiên cứu đã tính toán phân bố độ dốc nhằm xây dựng chỉ số quan trọng trong việc xác định sự phù hợp cho phát triển. Để tính toán thuận lợi, Nghiên cứu áp dụng ô tọa độ 250 m. Độ dốc được chia thành 7 loại theo tiêu chuẩn quốc tế. Phân bố độ dốc cũng cho thấy khu vực đất thấp ở phía đông dọc bờ biển và sông Hàn như tổng hợp trong Hình 6.2.5. Theo bản đồ độ dốc, 36% diện tích (342km2) có dộ dốc dưới 3% - đây là khu vực khá bằng phẳng trong khi khu vực có độ dốc cao trên
50% là 27% (257km2) tổng diện tích của KVNC.
Dựa trên số liệu bình đồ, Nghiên cứu đã tính toán phân bố độ dốc nhằm xây dựng chỉ số quan trọng trong việc xác định sự phù hợp cho phát triển. Để tính toán thuận lợi, Nghiên cứu áp dụng ô tọa độ 250 m. Độ dốc được chia thành 7 loại theo tiêu chuẩn quốc tế. Phân bố độ dốc cũng cho thấy khu vực đất thấp ở phía đông dọc bờ biển và sông Hàn như tổng hợp trong Hình 6.2.5. Theo bản đồ độ dốc, 36% diện tích (342km2) có dộ dốc dưới 3% - đây là khu vực khá bằng phẳng trong khi khu vực có độ dốc cao trên
50% là 27% (257km2) tổng diện tích của KVNC.
(e) Địa chất
Phân bố địa chất của thành phố Đà Nẵng được tổng hợp trong Hình 6.2.6 và phân loại đá được tổng hợp trong Bảng 6.2.6. Hình 6.2.7 tổng hợp phân loại đá dựa trên cách phân loại đá trầm tích và theo hệ núi lửa/plutanit Volcanic/Plutonic. Theo tính toán diện tích bằng GIS, 22% diện tích của thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng phù sa quanh khu vực hạ lưu. Ngược lại, các khu vực miền núi được hình thành từ hệ Paleozoic, chiếm trên 40% tổng diện tích thành phố và hệ Mesozoic, chiếm 19% tổng diện tích thành phố.
(f) Tiểu địa mạo
Tiểu địa mạo khu vực đất phù sa thấp được xác định từ đặc điểm địa hình và đường bình đồ chi tiết cùng với hình ảnh vệ tinh. Kết quả được chia thành 7 hạng mục là (i) đất thấp vùng châu thổ, (ii) đồng bằng ngập lụt, (iii) đất thấp đầm phá, (iv) đụn cát mới, (v) đụn cát cũ và đồi cát thấp, (vi) luồng sông bị bồi lắng và (vii) đất cao/đồi. Ý tưởng phân loại cơ bản của tiểu địa mạo dựa theo tiểu địa hình khác nhau, cho biết khả năng bị ngập lụt của khu vực đất phù sa thấp (Hình 6.2.8). Đặc điểm của từng tiểu địa mạo được tổng hợp trong phần dưới đây.
(i) Đất thấp vùng châu thổ: Loại đất này được hình thành ở khu vực hạ lưu sông Cẩm Lệ, sông Vĩnh Diện và sông Cổ Cò, gồm một phần sông Hàn. Đặc điểm địa hình của khu vực này là vùng đất thấp bằng phẳng với mực nước cao. Đất trong khu vực chủ yếu là đất nông nghiệp, đất đầm lầy và một phần được sử dụng làm ao, đầm nuôi tôm, cá. Cao độ chru yếu là 1 m trên mực nước biển. Khu vực này cũng thường bị ngập bởi nước biển do thủy triều.
Phân bố địa chất của thành phố Đà Nẵng được tổng hợp trong Hình 6.2.6 và phân loại đá được tổng hợp trong Bảng 6.2.6. Hình 6.2.7 tổng hợp phân loại đá dựa trên cách phân loại đá trầm tích và theo hệ núi lửa/plutanit Volcanic/Plutonic. Theo tính toán diện tích bằng GIS, 22% diện tích của thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng phù sa quanh khu vực hạ lưu. Ngược lại, các khu vực miền núi được hình thành từ hệ Paleozoic, chiếm trên 40% tổng diện tích thành phố và hệ Mesozoic, chiếm 19% tổng diện tích thành phố.
(f) Tiểu địa mạo
Tiểu địa mạo khu vực đất phù sa thấp được xác định từ đặc điểm địa hình và đường bình đồ chi tiết cùng với hình ảnh vệ tinh. Kết quả được chia thành 7 hạng mục là (i) đất thấp vùng châu thổ, (ii) đồng bằng ngập lụt, (iii) đất thấp đầm phá, (iv) đụn cát mới, (v) đụn cát cũ và đồi cát thấp, (vi) luồng sông bị bồi lắng và (vii) đất cao/đồi. Ý tưởng phân loại cơ bản của tiểu địa mạo dựa theo tiểu địa hình khác nhau, cho biết khả năng bị ngập lụt của khu vực đất phù sa thấp (Hình 6.2.8). Đặc điểm của từng tiểu địa mạo được tổng hợp trong phần dưới đây.
(i) Đất thấp vùng châu thổ: Loại đất này được hình thành ở khu vực hạ lưu sông Cẩm Lệ, sông Vĩnh Diện và sông Cổ Cò, gồm một phần sông Hàn. Đặc điểm địa hình của khu vực này là vùng đất thấp bằng phẳng với mực nước cao. Đất trong khu vực chủ yếu là đất nông nghiệp, đất đầm lầy và một phần được sử dụng làm ao, đầm nuôi tôm, cá. Cao độ chru yếu là 1 m trên mực nước biển. Khu vực này cũng thường bị ngập bởi nước biển do thủy triều.
(ii) Đồng bằng ngập lụt: Loại đất này phân bố ở khu vực thượng lưu tiếp giáp với khu vực đất thấp vùng châu thổ. Các con sông đổ ra vùng đất thấp từ khu vực miền núi, bắt đầu uốn lượn tại sườn dốc chân núi và thay đổi dòng chảy trong mùa lũ. Lượng lớn phù sa như cát, sỏi được vận chuyển và tích tụ ở khu vực quanh các con sông chính. Đồng bằng ngập lụt được hình thành từ quá trình bồi lắng trong lịch sử ở khu vực trung lưu của mỗi con sông. Khu vực này chủ yếu có cao độ từ 5 đến 10 m và được khai thác để sản xuất nông nghiệp và phát triển các khu dân cư nông thôn.
(iii) Đất đầm phá: Đất đầm phá được hình thành ở khu vực hạ lưu song Cu Đê. Đường bình đồ 5 m cho thấy địa hình của các đầm phá kín bao quanh bởi các bãi cát cũ ở khu vực ven biển và khu vực sườn dốc chân núi sâu trong nội địa. Các cồn cát thấp được hình thành tại khu vực cửa sông. Khu vực này có cao độ dưới 5 m so với mực nước biển và dễ bị ngập lụt.
(iv) Bãi cát mới: Các bãi cát thấp mới được hình thành ở cửa sông Hàn, có cao độ dưới 2 m.
(v) Các bãi cát mới và cồn cát thấp: Địa hình bãi cát lớn với chiều dài từ 20 đến 30 km được hình thành ở vùng biển phía Đông miền Trung Việt Nam. Khu vực nghiên cứu cũng có bãi cát lớn ven biển kéo dài từ Bắc tới Nam. Địa hình bãi cát này được hình thành bởi phù sa của sông Thu Bồn và dòng hải lưu. Sông Thu Bồn hiện đổ ra biển tại Hội An, nơi trước đây là một thương cảng. Địa hình bãi cát lớn gồm 2 hoặc 3 hàng dọc bờ biển. Chiều rộng lớn nhất của bãi cát là vài km. Cao độ của bãi cát là 5 m hoặc hơn so với mực nước biển. Ở một số địa điểm có các đụn cát nhỏ có độ cao từ 10 đến 15m . Tuy nhiên, nhìn chung, khu vực bãi cát là khu vực đất bằng phẳng. Ở thành phố Đà Nẵng, khu vực đô thị chính, gồm cả sân bay được phát triển trên địa hình bãi cát này nhưng sản xuất nông nghiệp ở khu vực này bị hạn chế do đất kém màu mỡ.
(vi) Luồng sông bị bồi lắng: Loại địa mạo này hình thành ở khu vực đất châu thổ thấp và khu vực đồng bằng ngập lụt. Các con sông có dòng chảy tự do ở khu vực đất bằng phẳng, đặc biệt là ở khu vực châu thổ thấp, luồng sông thay đổi liên tục do sạt lở bên bờ khi nước lũ dâng cao. Nhiều luồng sông bị bồi lắng ở khu vực hạ lưu sông Cẩm Lệ, sông Vĩnh Điện và sông Cổ Cò. Khu vực này là khu vực tương đối thấp và chủ yếu là đầm lầy, thường xuyên bị ngập lụt.
(vii) Đất cao/đồi: Loại địa mạo này gồm núi và khu vực đất đồi cao. (g) Độ sâu ngập nước 6.20 Lũ lụt thường xảy ra trong KVNC. Khu vực đồng bằng ngập lụt, khu vực đầm lầy thấp, khu vực phù sa châu thổ thường bị ngập lụt như thể hiện trong bản đồ tiểu địa mạo. Dựa trên số liệu ngập lụt gần đây do Ủy ban Phòng chống Lụt bão Đà Nẵng cung cấp, độ sâu ngập nước đã được tổng hợp trên bản đồ trong Hình 6.2.8. Nguồn số liệu chỉ mô tả độ sâu ngập nước theo phường/xã. Đo dó, mỗi bản đồ độ sâu ngập nước được vẽ gần với luồng sông theo tên phường/xã. Ở khu vực đất thấp, độ sâu ngập nước thường là từ 1,5 đến 2,2 m (Hình 6.2.8).
(h) Khu vực sạt lở bờ sông và lũ quét
Ủy ban Phòng chống Lụt bão thành phố Đà Nẵng cung cấp số liệu sạt lở bờ sông và lũ ống (Hình 6.2.9). Tình trạng sạt lở bờ sông diễn ra dọc các luồng sông chính trong KVNC. Nước lũ gây sạt lở ven bờ. Hiện tượng này thường xảy ra dọc bờ sông của các con sông lớn ở Đông Nam Á do không đợc bảo vệ bởi kè nhân tạo.
Khu vực xảy ra lũ quét là khu vực thượng lưu các con sông chính. Dòng nước lũ có vận tốc lớn và thoát rất nhanh. Đôi khi lũ quét gây ra thiệt hại đáng kể như cuốn trôi đất bề mặt và hoa màu.
4) Phân tích số liệu thứ cấp
Trong phân tích số liệu thứ cấp, các hạn chế phát triển của thành phố Đà Nẵng đã được tổng hợp và lập bản đồ dựa trên số liệu thu thập được. Các hạn chế này bao gồm (i) khả năng bị sạt lở, (ii) các khu vực dễ bị ngập lụt, (iii) vùng đệm ven biển và ven sông, (iv) các khu rừng, (v) khu bảo tồn sinh thái, (vi) đất nông nghiệp, (vii) khu vực xâm nhập mặn và (viii) ước tính diện tích bị nhiễm mặn bởi nước biển.
(a) Khả năng bị sạt lở: Khả năng sạt lở đất mặt được đánh giá bằng cách chồng các bản đồ độ dốc, địa chất và bản đồ thảm thực vật. Nhìn chung, độ dốc càng lớn thì càng dễ xảy ra sạt lở. Độ che phủ của thảm thực vật và loại địa chất cũng là các yếu tố chính để đánh giá khả năng bị sạt lở. Cấp độ dốc, loại thảm thực vật, và loại đá được tổng hợp thành độ nhạy sạt lở đất bề mặt do nước chảy. Lưới tọa độ 250 m cũng được sử dụng trong phân tích khả năng bị sạt lở. Bản đồ cuối cùng gồm 5 màu cho biết khả năng sạt lở của KVNC.
Trong phân tích số liệu thứ cấp, các hạn chế phát triển của thành phố Đà Nẵng đã được tổng hợp và lập bản đồ dựa trên số liệu thu thập được. Các hạn chế này bao gồm (i) khả năng bị sạt lở, (ii) các khu vực dễ bị ngập lụt, (iii) vùng đệm ven biển và ven sông, (iv) các khu rừng, (v) khu bảo tồn sinh thái, (vi) đất nông nghiệp, (vii) khu vực xâm nhập mặn và (viii) ước tính diện tích bị nhiễm mặn bởi nước biển.
(a) Khả năng bị sạt lở: Khả năng sạt lở đất mặt được đánh giá bằng cách chồng các bản đồ độ dốc, địa chất và bản đồ thảm thực vật. Nhìn chung, độ dốc càng lớn thì càng dễ xảy ra sạt lở. Độ che phủ của thảm thực vật và loại địa chất cũng là các yếu tố chính để đánh giá khả năng bị sạt lở. Cấp độ dốc, loại thảm thực vật, và loại đá được tổng hợp thành độ nhạy sạt lở đất bề mặt do nước chảy. Lưới tọa độ 250 m cũng được sử dụng trong phân tích khả năng bị sạt lở. Bản đồ cuối cùng gồm 5 màu cho biết khả năng sạt lở của KVNC.
(b) Các khu vực dễ bị ngập lụt: Do TP Đà Nẵng nằm ở cửa sông Hàn bắt nguồn từ khu vực rừng đầu nguồn ở Quảng Nam nên thành phố dễ bị ngập trong mùa mưa. Trong trường hợp bị ngập lụt do mưa lớn hoặc thủy triều, dự kiến không chỉ con sông hiện nay mà cả các luồng sông trước đây cũng như khu vực đầm lầy cũng sẽ bị ngập. Nghiên cứu đã thu thập số liệu cao độ chi tiết ở cao điểm 1m dựa trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 5.000. Theo số liệu cao độ và bản đồ tiểu địa hình, các khu vực này khá thấp và dễ bị ngập lụt. Trong trường hợp phát triển khu vực đất thấp, cần thực hiện các biện pháp phòng tránh thiên tai. Hình 6.2.10 tổng hợp phân bố các khu vực đất thấp. Để xây dựng bản đồ khu vực dễ bị ngập lụt, Nghiên cứu đã tổng hợp đặc điểm tiểu địa hình sử dụng các hình ảnh vệ tinh. Số liệu bổ sung về khu vực dễ bị ngập lụt và khu vực ngập lụt trước đây ở vùng nông thôn cũng được tổng hợp trong bản đồ nhằm hiểu rõ tình trạng ngập lụt trong thành phố.
(c) Vùng đệm ven biển và ven sông: Cần xem xét các khu vực ven biển và ven sông để tránh tình trạng sạt lở bờ biển và bờ sông do luồng chảy của sông. Để xác định khu vực dễ xảy ra sạt lở, Hình 6.2.12 cho biết các khu vực vùng đệm cách bờ biển
250m và cách bờ sông 200 m. Tình trạng sạt lở có thể xảy ra ở khu vực ven biển do sự thay đổi của luồng hải lưu, đặc biệt là khu vực đất ven biển hiện nay được hình thành bởi sự bồi lắng của các dòng chảy của các sông nằm sâu trong vùng nội địa, dòng hải lưu và sóng biển và khá cân bằng dưới hình thái đất hiện nay. Do đó, cần tránh phát triển gây thay đổi dòng chảy của các con sông và dòng hải lưu ven biển hiện nay. Ngoài ra, mực nước biển tăng do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu cũng sẽ ảnh hưởng và làm thay đổi trầm tích ven biển. Do đó, cần quy hoạch vùng đệm với chiều rộng khoảng 250 m tính từ bờ biển. Cần xem xét xây dựng kè để tránh sạt lở bờ sông và quy hoạch vùng đệm rộng 200 m tính từ bờ sông. Các khu vực này cần được quản lý và xem xét kỹ lưỡng trong khi lập quy hoạch phát triển
250m và cách bờ sông 200 m. Tình trạng sạt lở có thể xảy ra ở khu vực ven biển do sự thay đổi của luồng hải lưu, đặc biệt là khu vực đất ven biển hiện nay được hình thành bởi sự bồi lắng của các dòng chảy của các sông nằm sâu trong vùng nội địa, dòng hải lưu và sóng biển và khá cân bằng dưới hình thái đất hiện nay. Do đó, cần tránh phát triển gây thay đổi dòng chảy của các con sông và dòng hải lưu ven biển hiện nay. Ngoài ra, mực nước biển tăng do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu cũng sẽ ảnh hưởng và làm thay đổi trầm tích ven biển. Do đó, cần quy hoạch vùng đệm với chiều rộng khoảng 250 m tính từ bờ biển. Cần xem xét xây dựng kè để tránh sạt lở bờ sông và quy hoạch vùng đệm rộng 200 m tính từ bờ sông. Các khu vực này cần được quản lý và xem xét kỹ lưỡng trong khi lập quy hoạch phát triển
(d) Diện tích rừng: Diện tích rừng do Sở NNPTNT quản lý và được phân thành 5 loại (i) rừng giàu (10.608ha), (ii) rừng trung bình (8.664ha), (iii) rừng nghèo (10.640ha), (iv) rừng phục hồi (9.528ha) và (v) rừng nhân tạo (20.608ha) như tổng hợp trong Hình
6.2.13. Dự kiến diện tích rừng sẽ được phát triển để phục vụ nhu cầu giải trí hoặc du lịch nhưng cần xem xét kỹ để bảo tồn hệ sinh thái, gồm cả quản lý rừng đầu nguồn.
(e) Các khu bảo tồn sinh thái: Các khu bảo tồn sinh thái được chia làm 2 loại: (i) khu bảo tồn trên biển và (ii) khu bảo tồn trên đất liền. Các khu bảo tồn sinh thái trên biển được xác định bởi chính quyền thành phố như tổng hợp trong Hình 6.2.14 và được chia làm 3 loại là (i) khu vực bảo tồn nghiêm ngặt (vùng lõi), (ii) khu vực khôi phục sinh thái và (iii) khu vực khai thác hợp lý bao gồm cả khu vực (i) và (ii). Các khu vực bảo tồn đã xác định được tổng hợp trong Hình 6.2.14. Ngoài ra, các khu bảo tồn sinh thái trên đất liền được tổng hợp theo phân bố của các loài động vật được bảo vệ như trong Hình 6.2.14.
6.2.13. Dự kiến diện tích rừng sẽ được phát triển để phục vụ nhu cầu giải trí hoặc du lịch nhưng cần xem xét kỹ để bảo tồn hệ sinh thái, gồm cả quản lý rừng đầu nguồn.
(e) Các khu bảo tồn sinh thái: Các khu bảo tồn sinh thái được chia làm 2 loại: (i) khu bảo tồn trên biển và (ii) khu bảo tồn trên đất liền. Các khu bảo tồn sinh thái trên biển được xác định bởi chính quyền thành phố như tổng hợp trong Hình 6.2.14 và được chia làm 3 loại là (i) khu vực bảo tồn nghiêm ngặt (vùng lõi), (ii) khu vực khôi phục sinh thái và (iii) khu vực khai thác hợp lý bao gồm cả khu vực (i) và (ii). Các khu vực bảo tồn đã xác định được tổng hợp trong Hình 6.2.14. Ngoài ra, các khu bảo tồn sinh thái trên đất liền được tổng hợp theo phân bố của các loài động vật được bảo vệ như trong Hình 6.2.14.
(f) Đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp gồm đất trồng cây với diện tích là 814 ha (0,8%) và diện tích đất sử dụng phục vụ mục đích nông nghiệp như ruộng lúa, các cánh đồng cao và vườn, với diện tích 8.235 ha (8,4%) như tổng hợp trong Hình
6.2.15. Về cơ bản, đất nông nghiệp được xem là khu vực phù hợp cho bất cứ loại hình sử dụng đất nào vì đây là khu vực bằng phẳng. Ở Đà Nẵng, các khu vực đất phù sa thấp ngoại trừ khu vực đã đô thị hóa chủ yếu được sử dụng là đất nông nghiệp như trồng lúa. Sự mở rộng đô thị trong tương lai chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến đất nông nghiệp hiện nay. Cần đánh giá diện tích đất nông nghiệp quan trọng như diện tích đất màu mỡ, không bị ngập lụt và có hệ thống thủy lợi tốt thong qua số liệu bổ sung như bản đồ quỹ đất, hệ thống thủy lợi và số liệu thiên tai. Dựa vào số liệu tính toán để đưa ra đánh giá chi tiết về khả năng sử dụng trong tương lai.
6.2.15. Về cơ bản, đất nông nghiệp được xem là khu vực phù hợp cho bất cứ loại hình sử dụng đất nào vì đây là khu vực bằng phẳng. Ở Đà Nẵng, các khu vực đất phù sa thấp ngoại trừ khu vực đã đô thị hóa chủ yếu được sử dụng là đất nông nghiệp như trồng lúa. Sự mở rộng đô thị trong tương lai chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến đất nông nghiệp hiện nay. Cần đánh giá diện tích đất nông nghiệp quan trọng như diện tích đất màu mỡ, không bị ngập lụt và có hệ thống thủy lợi tốt thong qua số liệu bổ sung như bản đồ quỹ đất, hệ thống thủy lợi và số liệu thiên tai. Dựa vào số liệu tính toán để đưa ra đánh giá chi tiết về khả năng sử dụng trong tương lai.
(g) Khu vực xâm nhập mặn: Tình trạng khai thác nước ngầm quá mức dễ dẫn đến suy giảm chất lượng nguồn nước ngầm do xâm nhập mặn ở khu vực ven biển. Các khu vực nước ngầm dễ bị ô nhiễm mặn được xác định theo sự tồn tại của phù sa và lũ tích nói chung và sự phân bổ các lớp địa chất này với diện tích nước ngầm dễ bị nhiễm mặn như tổng hợp trong Hình 6.2.16. bản đồ này cũng cho biết các khu vực dễ xảy ra sụt lún đất do khai thác nước ngầm. Trong quy hoạch sử dụng đất lâu dài, các khía cạnh môi trường này cần được xem xét như là một trong những hạn chế của thành phố.
(h) Ước tính diện tích bị nhiễm mặn bởi nước biển: Nghiên cứu đã ước tính diện tích có khả năng bị nhiễm mặn bởi nước biển do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu dựa trên bản đồ bình đồ chi tiết và tiểu địa mạo. Mực nước biển tăng 1 m được áp dụng như là mực nước tăng tối đa vào cuối thế kỷ 21. Khu vực đầm lầy ở hạ lưu sông Cu Đê và khu vực phù sa thấp của sông Hàn sẽ bị bao trùm bởi nước biển. Tổng diện tích ngập mặn ước tính lên tới 2.292 ha (xem Hình 6.2.17).
(h) Ước tính diện tích bị nhiễm mặn bởi nước biển: Nghiên cứu đã ước tính diện tích có khả năng bị nhiễm mặn bởi nước biển do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu dựa trên bản đồ bình đồ chi tiết và tiểu địa mạo. Mực nước biển tăng 1 m được áp dụng như là mực nước tăng tối đa vào cuối thế kỷ 21. Khu vực đầm lầy ở hạ lưu sông Cu Đê và khu vực phù sa thấp của sông Hàn sẽ bị bao trùm bởi nước biển. Tổng diện tích ngập mặn ước tính lên tới 2.292 ha (xem Hình 6.2.17).
5) Các khu vực phù hợp cho phát triển
Các hạn chế về mặt môi trường và khu vực không thuận lợi cho phát triển đã được thảo luận và xác định dựa trên phân tích số liệu thứ cấp. Các số liệu này sẽ được tổng hợp và chồng lớp để xác định sự phù hợp cho phát triển của KVNC. Hệ thống lưới tọa độ 250mx250m được xây dựng để bao quát toàn bộ KVNC. Cần sử dụng 16.300 lưới tọa độ cho toàn thành phố Đà Nẵng.
Các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích sự phù hợp cho phát triển là (i) độ dốc, (ii) địa chất, (iii) thảm thực vật, (iv) bản đồ tiểu địa mạo và khu vực dễ bị ngập lụt. Trong KVNC, điều kiện địa hình là yếu tố chính để đánh giá tiềm năng sử dụng đất. Một yếu tố khác liên quan đến phân tích sự phù hợp cho phát triển là khả năng sạt lở, một trong những hạn chế về mặt môi trường trong phát triển. Nếu thực hiện phát triển ở khu vực dễ xảy ra sạt lở, chi phí thực hiện các biện pháp chống sạt lở sẽ rất lớn. Bản đồ các khu vực dễ xảy ra sạt lở được tổng hợp và tổ chức lại nhằm xây dựng bản đồ phù hợp cho sự phát triển.
Sau đó, toàn thành phố Đà Nẵng được phân vùng theo mức độ phù hợp cho phát triển, tổ chức lại điểm số đánh giá chung từ phân tích khả năng bị sạt lở. Điểm số đánh giá được chia thành 3 nhóm là phù hợp, khá phù hợp và không phù hợp.
Các hạn chế về mặt môi trường và khu vực không thuận lợi cho phát triển đã được thảo luận và xác định dựa trên phân tích số liệu thứ cấp. Các số liệu này sẽ được tổng hợp và chồng lớp để xác định sự phù hợp cho phát triển của KVNC. Hệ thống lưới tọa độ 250mx250m được xây dựng để bao quát toàn bộ KVNC. Cần sử dụng 16.300 lưới tọa độ cho toàn thành phố Đà Nẵng.
Các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích sự phù hợp cho phát triển là (i) độ dốc, (ii) địa chất, (iii) thảm thực vật, (iv) bản đồ tiểu địa mạo và khu vực dễ bị ngập lụt. Trong KVNC, điều kiện địa hình là yếu tố chính để đánh giá tiềm năng sử dụng đất. Một yếu tố khác liên quan đến phân tích sự phù hợp cho phát triển là khả năng sạt lở, một trong những hạn chế về mặt môi trường trong phát triển. Nếu thực hiện phát triển ở khu vực dễ xảy ra sạt lở, chi phí thực hiện các biện pháp chống sạt lở sẽ rất lớn. Bản đồ các khu vực dễ xảy ra sạt lở được tổng hợp và tổ chức lại nhằm xây dựng bản đồ phù hợp cho sự phát triển.
Sau đó, toàn thành phố Đà Nẵng được phân vùng theo mức độ phù hợp cho phát triển, tổ chức lại điểm số đánh giá chung từ phân tích khả năng bị sạt lở. Điểm số đánh giá được chia thành 3 nhóm là phù hợp, khá phù hợp và không phù hợp.
Theo phân tích này, chỉ có khoảng 13% diện tích của KVNC hay 124km2 là phù hợp cho phát triển. Cuối cùng, các vùng đệm ven sông và ven biển cũng được đưa vào xem xét để xác định tổng diện tích phù hợp cho phát triển. HÌnh 6.2.18 tổng hợp các kết quả cuối cùng của phân tích sự phù hợp cho phát triển.
Bảng 6.2.1 cho biết tiêu chuẩn phù hợp cho phát triển ở TP Đà Nẵng. Có thể thấy hầu hết diện tích của huyện Hòa Vang và bán đảo Sơn Trà không phù hợp cho phát triển do các khu vực này chủ yếu là địa hình đồi núi. Các khu vực không phù hợp cho phát triển chiếm tới 76% tổng diện tích của thành phố. Vùng châu thổ sông Hàn là vùng đất thấp như tổng hợp trong bản đồ tiểu địa hình ở trên và là khu vực dễ bị ngập lụt nên được đánh giá là khu vực khá phù hợp cho phát triển. Hầu hết các khu vực phù hợp hoặc rất phù hợp cho phát triển nằm ở quận Hải Châu và Thanh Khê nhưng vẫn có khả năng phát triển các quận Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu và Nam Sơn Trà trong tương lai.
Bảng 6.2.1 cho biết tiêu chuẩn phù hợp cho phát triển ở TP Đà Nẵng. Có thể thấy hầu hết diện tích của huyện Hòa Vang và bán đảo Sơn Trà không phù hợp cho phát triển do các khu vực này chủ yếu là địa hình đồi núi. Các khu vực không phù hợp cho phát triển chiếm tới 76% tổng diện tích của thành phố. Vùng châu thổ sông Hàn là vùng đất thấp như tổng hợp trong bản đồ tiểu địa hình ở trên và là khu vực dễ bị ngập lụt nên được đánh giá là khu vực khá phù hợp cho phát triển. Hầu hết các khu vực phù hợp hoặc rất phù hợp cho phát triển nằm ở quận Hải Châu và Thanh Khê nhưng vẫn có khả năng phát triển các quận Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu và Nam Sơn Trà trong tương lai.