Với diện tích 115.545 ha, Vườn quốc gia Yok Đôn (VQGYD) hiện là vườn quốc gia lớn nhất của Việt N am. VQGYD bảo tồn nhiều kiểu hệ sinh thái trong đó hệ sinh thái rừng khô cây họ Dầu, hay còn gọi là rừng Khộp, chiếm diện tích lớn nhất. VQGYD là nơi ở của rất nhiều loài động, thực vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm, nằm trong sách đỏ của Việt N am và thế giới. Trong hệ sinh thái rừng khộp, có những vùng đất ngập nước nhỏ phân bổ dày đặc, có nước hai mùa hoặc một mùa; đây là những noi có tiểu hoàn cảnh đặc biệt có vai trò quan trọng trong tạo nên các nơi cư trú, cung cấp thức ăn, nước uống và phân bố của nhiều loài động thực vật (Habitat), đồng thời cũng là nơi cung cấp các sản phNm trong đời sống cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa trong vùng đệm.
Tuy chiếm một diện tích nhỏ nhưng đất ngập nước là một kiểu hệ sinh thái rất đặc sắc và có tầm quan trọng to lớn trong VQGYD. Các kiểu hệ sinh thái đất ngập nước chính hiện diện ở VQGYD bao gồm: sông, suối, bàu và trảng. Các kiểu chính này có thể được chia thành nhiều kiểu phụ dựa trên các yếu tố thủy chế, thổ nhưỡng và thảm thực vật. Theo thống kê của N guyễn Thọ (2004), VQGYD có 65,9 km sông, 1145,7 km suối, 16,81 ha bàu và 180 ha trảng. N guyễn Hoài Bảo (2006) trong một khảo sát chi tiết hơn về các bàu nước đã ghi nhận 181 bàu, trong đó có 116 bàu được đo đạc ngoài thực địa với tổng diện tích 57,5 ha. N hư vậy tổng diện tích các bàu nước bên trong VQGYD có thể xấp xỉ 100 ha.
Các bàu này điều có diện tích nhỏ nhưng phân bố rải rác khắp nơi trong khu vực rừng Khộp. Nhiều bàu hoàn toàn bị khô trong mùa khô, tuy nhiên một số bàu có diện tích lớn hơn vẫn còn ngập nước trong suốt mùa khô. Các bàu nước tuy có diện tích nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan
trọng trong hệ sinh thái rừng Khộp. Trong mùa khô khắc nghiệt của rừng Khộp, các bàu nước chính là nơi mà nhiều loài thú rừng có thể tìm được nước uống và thức ăn. Tháng 11/2004 các nhà khoa học của Trường Đại học Khoa Học Tự N hiên, Đại học Quốc Gia TPHCM đã phát
hiện tổ sếu và sếu non tại một số bàu trong VQGYD. Đây là những bằng chứng đầu tiên về
việc sếu đầu đỏ sinh sản tại Việt N am.
Các bàu nước này cũng được sử dụng bởi các cư dân sinh sống trong vùng lõi và một số buôn
làng trong vùng đệm của VQGYD. Các hình thức sử dụng chủ yếu là đánh bắt cá, săn thú, chăn thả gia súc, thu hái rau xanh hay cây thuốc, trồng trọt. Phần lớn người dân ở đây là đồng bào các đân tộc ít người, chủ yếu là các dân tộc Mơ N ông, Ê Đê, Gia Rai và Lào (Bảo Huy 2003). Việc sử dụng của con người có khả năng gây ra những ảnh hưởng đến các vùng đất ngập nước và đến các loài động thực vật đang sinh sống ở đó. Tuy vậy, hiện nay chưa có một công trình nào đánh giá một cách định lượng các hình thức và quy mô sử dụng các vùng đất ngập nước làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm làm giảm thiểu tác động và chia sẻ trách nhiệm và lợi ích trong bảo tồn giữa cộng đồng và vườn quốc gia.
Tuy chiếm một diện tích nhỏ nhưng đất ngập nước là một kiểu hệ sinh thái rất đặc sắc và có tầm quan trọng to lớn trong VQGYD. Các kiểu hệ sinh thái đất ngập nước chính hiện diện ở VQGYD bao gồm: sông, suối, bàu và trảng. Các kiểu chính này có thể được chia thành nhiều kiểu phụ dựa trên các yếu tố thủy chế, thổ nhưỡng và thảm thực vật. Theo thống kê của N guyễn Thọ (2004), VQGYD có 65,9 km sông, 1145,7 km suối, 16,81 ha bàu và 180 ha trảng. N guyễn Hoài Bảo (2006) trong một khảo sát chi tiết hơn về các bàu nước đã ghi nhận 181 bàu, trong đó có 116 bàu được đo đạc ngoài thực địa với tổng diện tích 57,5 ha. N hư vậy tổng diện tích các bàu nước bên trong VQGYD có thể xấp xỉ 100 ha.
Các bàu này điều có diện tích nhỏ nhưng phân bố rải rác khắp nơi trong khu vực rừng Khộp. Nhiều bàu hoàn toàn bị khô trong mùa khô, tuy nhiên một số bàu có diện tích lớn hơn vẫn còn ngập nước trong suốt mùa khô. Các bàu nước tuy có diện tích nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan
trọng trong hệ sinh thái rừng Khộp. Trong mùa khô khắc nghiệt của rừng Khộp, các bàu nước chính là nơi mà nhiều loài thú rừng có thể tìm được nước uống và thức ăn. Tháng 11/2004 các nhà khoa học của Trường Đại học Khoa Học Tự N hiên, Đại học Quốc Gia TPHCM đã phát
hiện tổ sếu và sếu non tại một số bàu trong VQGYD. Đây là những bằng chứng đầu tiên về
việc sếu đầu đỏ sinh sản tại Việt N am.
Các bàu nước này cũng được sử dụng bởi các cư dân sinh sống trong vùng lõi và một số buôn
làng trong vùng đệm của VQGYD. Các hình thức sử dụng chủ yếu là đánh bắt cá, săn thú, chăn thả gia súc, thu hái rau xanh hay cây thuốc, trồng trọt. Phần lớn người dân ở đây là đồng bào các đân tộc ít người, chủ yếu là các dân tộc Mơ N ông, Ê Đê, Gia Rai và Lào (Bảo Huy 2003). Việc sử dụng của con người có khả năng gây ra những ảnh hưởng đến các vùng đất ngập nước và đến các loài động thực vật đang sinh sống ở đó. Tuy vậy, hiện nay chưa có một công trình nào đánh giá một cách định lượng các hình thức và quy mô sử dụng các vùng đất ngập nước làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm làm giảm thiểu tác động và chia sẻ trách nhiệm và lợi ích trong bảo tồn giữa cộng đồng và vườn quốc gia.
Tài liệu: DOWNLOAD