Giải pháp quản lý cây xanh đô thị trên nền GIS do công ty VidaGIS phát triển nhằm sử dụng sức mạnh của công nghệ GIS vào phục vụ các mục đích:
|
Các CSDL, thông tin trong hệ thống:
Các thông tin về bản đồ nền thành phố thông thường với tỷ lệ khoảng 1/2000 bao gồm các lớp thông tin:
- Giao thông, thủy hệ, các khu nhà…
- Lớp thông tin về từng cây xanh bao gồm vị trí, loại cây, tên, chiều cao, đường kính, chủ sở hữu, chất lượng, số cây, các hồ sơ liên quan…
- Lớp thông tin quy hoạch cây xanh thành phố
- Lớp thông tin quy hoạch tổng thể thành phố
Bản đồ cây xanh trên hệ thống GIS với thông tin tên thuộc tính khác nhau |
Các lợi ích của hệ thống:
- Phục vụ, trợ giúp công tác quy hoạch cây xanh đô thị:
- Với các chức năng phân tích không gian của GIS, hệ thống có thể cung cấp các thông tin tổng hợp hay chi tiết về quỹ đất cây xanh hiện thời chỉ bằng một thao tác đơn giản. Đồng thời hệ thống có thể chiết suất ra các bản đồ chuyên đề thể hiện mật độ, độ phủ, độ phân tán, diện tích cây xanh trên một đầu người… Hệ thống cũng có thể tính được quỹ đất tối thiểu dành cho cây xanh, ườn ươm cho một khu dân cư.
- Thậm chí với một số tuyến phố quan trọng, các chuyên gia có thể sử dụng module 3D của GIS để nhìn tuyến phố dưới mọi góc độ, phân tích mối tương quan giữa cây và khối nhà, dân cư xung quanh… phục vụ mục đích thiết kế quy hoạch cây xanh.
- Từ đó các chuyên gia quy hoạch sẽ có được một bức tranh vừa tổng thể, vừa chi tiết về quy hoạch cây xanh trên Hà nội.
Phục vụ, trợ giúp công tác trồng cây xanh đô thị:
- Với các công cụ thiết kế của GIS, các chuyên viên có thể xác định cung đường nào, độ dài bao nhiêu thì nên trồng một loại cây hay hai loại cây. GIS có thể thể hiện một loại cây một kiểu hình dáng khác nhau tùy chọn trên máy tính nên việc xác định loại cây, mật độ cây, thậm chí vị trí cây … được dễ dàng hơn rất nhiều so với thao tác trên bản đồ giấy.
- Với sự hỗ trợ của GIS, bản đồ nền, ảnh vệ tinh độ chính xác cao thì việc xác định khoảng cách giữa các cây, khoảng cách giữa cây và lề đường… được mô tả một cách trực quan và chính xác trên máy tính.
- Nếu trong CSDL có các lớp thông tin GIS về họng cứu hỏa, cột đèn chiếu sáng, mạng lưới điện trên cao, đường ống kỹ thuật… thì việc thiết kế, cấp phép trồng cây xanh càng chính xác và khách quan, đảm bảo an toàn đô thị, tăng vẻ đẹp cảnh quan đô thị.
Phục vụ, trợ giúp công tác duy trì và bảo vệ cây xanh:
- Với một CSDL lớn và được cập nhật thường xuyên về các công tác cắt tỉa, làm quang, cắt ngọn cây xanh thì các cấp lãnh đạo có thể theo dõi tiến độ công việc qua các bản đồ tiến độ trực quan và sinh động của GIS
- Hệ thống sẽ đảm bảo được lịch trình cắt tỉa, chăm sóc cây xanh được mô hình hóa, các công việc sẽ được máy tính nhắc nhở định kỳ và cảnh báo thường xuyên.
- Dễ dàng lập kế hoạch kiểm tra các cây nguy hiểm, xác định mức độ nguy hiểm từ đó có thể lên kế hoạch thay thế, cắt tỉa… Với GIS ta có thể phân loại mức độ nguy hiểm cho từng cây và có kế hoạch ứng xử kịp thời trước mùa mưa bão.
- Xác định chính xác phạm vi an toàn bảo vệ cây và rễ cây
Xem thông tin chi tiết từng cây xanh |
Giúp cho việc lập hồ sơ quản lý cho từng cây xanh:
- Với trợ giúp của GIS, GPS thì việc lập, theo dõi hồ sơ quản lý cho từng cây xanh được dễ dàng hơn, chính xác hơn. Các cán bộ có thể tìm vị trí một cây xanh cần cắt tỉa rất nhanh chóng bằng việc sử dụng thông tin và tọa độ được chiết xuất từ hệ thống GIS.
- Ngoài các thông tin về chiều cao, kích thước, tên, loại, chất lượng… ta có thể đưa vào các thông tin khác như ảnh chụp qua các thời gian, phim quay công việc duy trì và bảo vệ cây xanh… cho từng cây.
Phục vụ chặt hạ và dịch chuyển cây xanh đô thị:
- Hệ thống giúp cho việc cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh được dễ dàng nhanh chóng do toàn bộ thông tin về cây xanh, cảnh quan cung quanh, thủ tục cấp giấy phép, các mẫu biểu… đều được tích hợp trong hệ thống. Công việc cấp phép nay sẽ rất nhanh chóng.
- Sau khi chặt hạ hay dịch chuyển thì hiện trạng mới cũng có thể cập nhật lên hệ thống, đảm bảo cho thông tin luôn luôn chính xác và được cập nhật.
Phổ phân bố cây xanh theo chiều cao, có thể hiện mức nguy hiểm và khối lượng cắt ngọn |