Các mức xử lý ảnh vệ tinh SPOT

Khi hình thành 1 dự án GIS - RS ngoài hệ thống của dự án thì việc nguồn ảnh là rất quan trọng. độ phân giả ảnh và ảnh đã qua sử lý hay chưa qua sử lý là hoang toàn khác nhau. Bài viết nhằm cung cấp thông tin cho độc giả về ảnh vệ tinh và thông tin về các mức độ sử lý nguồn ảnh.
Trung tâm Viễn thám quốc gia có khả năng xử lý và cung ứng các loại vệ tinh như ảnh SPOT(của Pháp) ảnh LANDSAT, QUICKBIRD(của Mỹ), ảnh KFA(của Nga), ảnh RADARSAT(Canada), ảnh ERS(ESA) ở các mức dộ xử lý khác nhau (1A, 2A, 2B và 3).
anh-ve-tinh
Ảnh vệ tinh SPOT
  • Mức 1A: ảnh vệ tinh thô - chưa định vị và xử lý phổ;
  • Mức 1B: hiệu chỉnh các sai số như: sự quay của Trái đất, ảnh hưởng của độ cong Trái đất, góc chụp nghiêng...;
  • Mức 2A: ảnh được định vị về hệ tọa độ bản đồ UTM, Gauss... chỉ sử dụng các thông tin quỹ đạo của vệ tinh, không sử dụng các điểm khống chế mặt đất;
  • Mức 2B: ảnh vệ tinh được nắn chỉnh về hệ tọa độ bản đồ sử dụng các điểm khống chế ảnh được đo đạc ngoài thực địa hoặc lấy từ bản đồ tỷ lệ lớn hơn (áp dụng cho khu vực đồng bằng);
  • Mức 3: (trực ảnh) ảnh vệ tinh được nắn chỉnh về hệ tọa độ bản đồ sử dụng các điểm khống chế và mô hình số độ cao để loại trừ các sai số do chênh cao địa hình gây ra (áp dụng cho khu vực miền núi).
Share on :