GIS 3D (Geographic Information System) là hệ thống thông tin địa lý được ứng dụng trong quản lý hạ tầng đô thị. Tại các nước phát triển trên thế giới, GIS 3D đã được ứng dụng rộng rãi và rất thành công.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, mặc dù xuất hiện từ những năm 90 và có dấu hiệu bùng nổ mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhưng thực tế vẫn chưa phát huy tối đa ứng dụng của hệ thống này và chưa được nhiều đô thị ứng dụng.
Tiện ích của GIS 3D như thế nào?
Phát biểu tại hội thảo “Ứng dụng GIS 3D trong quản lý hạ tầng đô thị tại Việt Nam” tổ chức ngày 14/6 tại TP.HCM, PGS.TS Lê Văn Trung - Phó Giám đốc Khu công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia.TP HCM, cho biết: Một cách dễ hiểu, GIS là hệ thống bản đồ dạng số kết hợp thông tin để giải thích những kí hiệu trên bản đồ đó. Và các thông tin đó sẽ giải thích các câu hỏi như: Ai là chủ căn hộ? Tên con đường là gì? Bề rộng của mặt đường là bao nhiêu? Đâu là cơ quan quản lý? Hệ thống cấp thoát nước, đường dây điện…
Tất cả thông tin này đều được đưa vào một môi trường xử lý, giúp các nhà quản lý đô thị nắm bắt kịp thời, chính xác hiện trạng của từng mặt bằng đô thị, phát hiện những bất trắc xảy ra một cách sớm nhất…
Hiện tại ở Việt Nam, GIS đang được ứng dụng trong các ngành khoa học có liên quan đến dữ liệu không gian, từ những ngành khoa học tự nhiên đến các ngành khoa học xã hội. Có thể kể đến những ứng dụng của GIS trong điện lực, công nghệ thông tin, cấp thoát nước, phương tiện vận tải và vận chuyển chất thải, khai thác nước ngầm…
Vì sao GIS chưa phát triển rộng rãi?
Tuy nhiên, do thực tế việc quản lý hạ tầng đô thị của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập và chồng chéo nên hệ thống GIS không những không thể phát huy hết các ứng dụng mà còn gặp phải những rào cản.
Ví như ở TP.HCM, có đến 6 đơn vị cùng tham gia quản lý hạ tầng đô thị. Điều này dẫn đến tình trạng khi thi công sửa chữa các công trình ngầm, do không có đầy đủ dữ liệu hiện trạng của các công trình bên dưới nên dẫn đến tình trạng đơn vị này mới lấp xuống thì đơn vị khác lại đào lên… Các công trình ngầm đang lộn xộn phía dưới mặt đất là vấn đề nan giải hiện nay của đô thị Việt Nam.
Mặt khác, các địa phương và cơ quan vẫn lúng túng khi nhìn nhận khả năng thực tiễn của công nghệ GIS trong quản lý và phát triển đô thị. Hơn nữa, việc áp dụng GIS đòi hỏi đầu tư kinh phí lớn, đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm, biết kết hợp nhiều công nghệ bổ trợ. Nhưng trên thực tế, đội ngũ chuyên gia này đang thiếu. Bên cạnh đó, trang thiết bị có hạ tầng mạng, hệ thống lưu trữ dữ liệu các phần mềm GIS chưa đầy đủ, chưa có sự đồng nhất về hệ thống. Ngân hàng dữ liệu GIS chuyên ngành xây dựng và phát triển đô thị, liên kết đa ngành và quốc gia mới ở giai đoạn đầu hình thành...
Các chuyên gia kiến nghị: việc áp dụng GIS vào công tác quy hoạch là rất cần thiết, tuy nhiên không nên quá cầu toàn. Điều quan trọng là dần dần chỉ ra được tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ GIS đối với xã hội, tổ chức và cá nhân tham gia trực tiếp vào công tác quy hoạch xây dựng.
Các nhà quản lý đề xuất với Bộ Xây dựng cần phải chuẩn hóa phần mềm quản lý và chuẩn hóa thông tin lưu trữ về quy hoạch, công trình kiến trúc, hạ tầng... Bộ xây dựng quy chế phối hợp quản lý và cung cấp thông tin giữa quản lý quy hoạch và quản lý địa chính để có sự thống nhất về thông tin, tính đầy đủ của dữ liệu như thông tin về đất đai, quy hoạch, cấp thoát nước, điện, thông tin…
Tiện ích của GIS 3D như thế nào?
Phát biểu tại hội thảo “Ứng dụng GIS 3D trong quản lý hạ tầng đô thị tại Việt Nam” tổ chức ngày 14/6 tại TP.HCM, PGS.TS Lê Văn Trung - Phó Giám đốc Khu công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia.TP HCM, cho biết: Một cách dễ hiểu, GIS là hệ thống bản đồ dạng số kết hợp thông tin để giải thích những kí hiệu trên bản đồ đó. Và các thông tin đó sẽ giải thích các câu hỏi như: Ai là chủ căn hộ? Tên con đường là gì? Bề rộng của mặt đường là bao nhiêu? Đâu là cơ quan quản lý? Hệ thống cấp thoát nước, đường dây điện…
Tất cả thông tin này đều được đưa vào một môi trường xử lý, giúp các nhà quản lý đô thị nắm bắt kịp thời, chính xác hiện trạng của từng mặt bằng đô thị, phát hiện những bất trắc xảy ra một cách sớm nhất…
Hiện tại ở Việt Nam, GIS đang được ứng dụng trong các ngành khoa học có liên quan đến dữ liệu không gian, từ những ngành khoa học tự nhiên đến các ngành khoa học xã hội. Có thể kể đến những ứng dụng của GIS trong điện lực, công nghệ thông tin, cấp thoát nước, phương tiện vận tải và vận chuyển chất thải, khai thác nước ngầm…
Vì sao GIS chưa phát triển rộng rãi?
Tuy nhiên, do thực tế việc quản lý hạ tầng đô thị của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập và chồng chéo nên hệ thống GIS không những không thể phát huy hết các ứng dụng mà còn gặp phải những rào cản.
Ví như ở TP.HCM, có đến 6 đơn vị cùng tham gia quản lý hạ tầng đô thị. Điều này dẫn đến tình trạng khi thi công sửa chữa các công trình ngầm, do không có đầy đủ dữ liệu hiện trạng của các công trình bên dưới nên dẫn đến tình trạng đơn vị này mới lấp xuống thì đơn vị khác lại đào lên… Các công trình ngầm đang lộn xộn phía dưới mặt đất là vấn đề nan giải hiện nay của đô thị Việt Nam.
Mặt khác, các địa phương và cơ quan vẫn lúng túng khi nhìn nhận khả năng thực tiễn của công nghệ GIS trong quản lý và phát triển đô thị. Hơn nữa, việc áp dụng GIS đòi hỏi đầu tư kinh phí lớn, đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm, biết kết hợp nhiều công nghệ bổ trợ. Nhưng trên thực tế, đội ngũ chuyên gia này đang thiếu. Bên cạnh đó, trang thiết bị có hạ tầng mạng, hệ thống lưu trữ dữ liệu các phần mềm GIS chưa đầy đủ, chưa có sự đồng nhất về hệ thống. Ngân hàng dữ liệu GIS chuyên ngành xây dựng và phát triển đô thị, liên kết đa ngành và quốc gia mới ở giai đoạn đầu hình thành...
Các chuyên gia kiến nghị: việc áp dụng GIS vào công tác quy hoạch là rất cần thiết, tuy nhiên không nên quá cầu toàn. Điều quan trọng là dần dần chỉ ra được tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ GIS đối với xã hội, tổ chức và cá nhân tham gia trực tiếp vào công tác quy hoạch xây dựng.
Các nhà quản lý đề xuất với Bộ Xây dựng cần phải chuẩn hóa phần mềm quản lý và chuẩn hóa thông tin lưu trữ về quy hoạch, công trình kiến trúc, hạ tầng... Bộ xây dựng quy chế phối hợp quản lý và cung cấp thông tin giữa quản lý quy hoạch và quản lý địa chính để có sự thống nhất về thông tin, tính đầy đủ của dữ liệu như thông tin về đất đai, quy hoạch, cấp thoát nước, điện, thông tin…
http://www.tamnhin.net