Hệ thống định vị toàn cầu của các quốc gia tiên tiến

Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống định vị toàn cầu không còn là “sân chơi” với một quốc gia quy nhất là Mỹ. Các cường quốc lớn về khoa học công nghệ như Nga, Nhật, Trung Quốc đã bắt đầu có hệ thống định vị toàn cầu riêng, cung cấp tín hiệu GPS chuẩn xác hơn cho người dùng.

Bài viết sau thống kê các hệ thống định vị toàn cầu hiện có trên toàn thế giới. Trong đó, hệ thống sử dụng lâu nhất và đang được đánh giá cao nhất là hệ thống GPS - hệ thống định vị toàn cầu của Mỹ. Hệ thống này bao gồm 32 vệ tinh quỹ đạo Trái đất (MEO) bên trong 6 tàu bay quỹ đạo khác nhau (orbital plane), số vệ tinh chính xác luôn thay đổi khi những vệ tinh cũ phải "nghỉ hưu". Hệ thống bắt đầu hoạt động từ năm 1978 và cung cấp dịch vụ toàn cầu vào năm 1994. GPS hiện là hệ thống vệ tinh định hướng được sử dụng nhiều nhất thế giới.
Một hệ thống định vị thứ 2 được khá nhiều quốc gia biết tới là GLONASS. Đây là chùm vệ tinh định hướng với đầy đủ chức năng mà Liên Xô xây dựng, tuy nhiên sau sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, GLONASS không được sửa chữa và chỉ hoạt động một phần. Việc phục hồi được tiến hành trong năm 2010. Theo dự báo của các nhà khoa học, hệ thống này sẽ là “đối thủ cạnh tranh” lớn với hệ thống GPS của Mỹ, đảm bảo đưa lại những thông tin về vị trí chính xác, nhanh chóng.

Hệ thống định vị thứ 3 có thể nhắc tới có tên gọi Compass, hệ thống định vị toàn cầu tương lai mà Trung Quốc dự kiến hoạt động vào năm 2020. Hệ thống này được mở rộng từ hệ thống định vị vùng Beidou. Hệ thống Compass sẽ bao gồm 30 vệ tinh MEO và 5 vệ tinh địa tĩnh.

Cuối cùng, phải kể đến cái tên Galileo - hệ thống định vị có trị giá ước tính 3 tỉ Euro do Liên minh châu Âu và Cơ quan vũ trụ châu Âu hợp tác phát triển bắt đầu từ tháng 3/2002 cùng với mong muốn thoát khỏi sự lệ thống vào GPS. Vệ tinh thử nghiệm đầu tiên được phóng vào 28/12/2005. Hệ thống gồm 30 vệ tinh MEO dự kiến hoạt động vào năm 2014 và cung cấp dịch vụ đầy đủ vào năm 2020.
Share on :