hạc sĩ Hồ Nguyễn Cúc Phương
Tiến sĩ Trần Trọng Đức (*)
Phòng QHHT&NCPT trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Phú Lâm
(*) Bộ môn Địa tin học, Đại học Bách Khoa TPHCM
Tóm tắt: Những năm học vừa qua bên cạnh công tác giảng dạy, các trường Cao đẳng đại học đều thực hiện công tác tuyển sinh, nhằm làm công tác PR thu hút học sinh thi vào trường mình. Để đánh giá tổng kết lại công tác tuyển sinh nhằm đề ra mục tiêu phấn đấu cho năm học sau, các trường Đại học, Cao đẳng phải thực hiện công việc phân tích số liệu tuyển sinh phải dựa trên số liệu cụ thể về tổng số học sinh đăng ký tại các tỉnh thành, số liệu thí sinh đăng ký vào từng ngành, từng khối thi, số lượng thí sinh là người dân tộc, số liệu thi sinh theo từng khu vực… Khi xử lý các số liệu này, để trực quan hơn chúng ta đều phải vẽ biểu đồ thống kê, phân tích được tình hình tuyển sinh theo từng năm, từ đó qua phân tích số liệu chúng ta sẽ tìm được giải pháp tốt nhất cho mùa tuyển sinh năm sau.
Ứng dụng Gis trong công tác thống kê và phân tích số liệu tuyển sinh, là một chương trình có những chức năng: thống kê, hiển thị, phân tích và tìm kiếm số liệu… liên quan đến thông tin tuyền sinh. Qua đó giúp nhà trường có cái nhìn cụ thể, đánh giá về tình hình tuyển sinh trong những năm học vừa qua, từ đó đề ra chiến lược phát triển, tuyển sinh mới một cách có hiệu quả hơn.
Abtracts:
GIS Application in statistical and analysis data of enrollment is a program that features: statistics, display, analysis and search data … that related to information of enrollment. This program helps leader of Ptec to look at specific about view of enrollment, assess the situation of enrollment in the past school year, which set up the development strategy, recruitment of new, more effective way.
Từ khóa: GIS, spatial statistics, mapping.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hiện nay trên thế giới, đã nhận thức được tầm quan trọng của dữ liệu không gian trong việc tìm hiểu và khai thác thế giới tự nhiên trên quy mô lớn một cách có kế hoạch. Có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học nổi bật liên quan đến GIS và được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới. Thông qua chức năng thu thập, quản lý phân tích và tích hợp các thong tin gắn liền với một nền hình học nhất quán. Trên thế giới cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng Gis, nhưng chủ yếu là ở lĩnh vực quản lý thông tin kinh tế, xã hội, môi trường. Trong lĩnh vực giáo dục thì Gis chỉ mới áp dụng trong chuyên môn dạy và học các môn địa lý, lịch sử, môi trường…
- Các tác giả Chengming LI, Zhongjian LIN, Jie YIN [1], đã xây dựng một phần mềm PGIS để phục vụ cho quá trình quản lý dân số ở tỉnh Hebei, thành phố Langfang (gần Bắc Kinh), Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ một số chức năng tìm kiếm đơn giản được trình bày trong bài báo đó.
- Để nghiên cứu quản lý thông tin dân số ởNigeria, tác giả Olubodun và cộng sự [2] đã sử dụng phần mềm ArcView 3.1. Các tác giả đã dùng chức năng truy vấn có sẵn trong GIS, sử dụng số liệu dân số để thể hiện lên bản đồ, ví dụ như một số câu truy vấn sau: tìm những khu vực có hơn 45% dân số dưới 15 tuổi; tìm các khu vực có tỷ lệ dân số biết chữ thấp…. Nhưng nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở các phân tích dựa trên từng tiêu chí đơn.
- Tác giả Marc Futtermen [3] ở thành phốGlendale(thành phố lớn thứ ba của LosAngeles) thì nghiên cứu ứng dụng GIS sử dụng thông tin dân số để tìm vị trí thích hợp mở thêm các thư viện công cộng. Hình 1, 2, 3 minh họa việc sử dụng chức năng phân loại và thể hiện biểu đồ trong GIS để biểu diễn kết quả phân tích này.
Ở nước ta việc ứng dụng Gis vào các hoạt động kinh tế văn hóa, xã hội ít nhiều vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên hiện nay, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã có hệ thống thông tin địa lý từ quy mô đơn giản đến cấp cao phục vụ cho việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch…
Tuy có một số công trình nghiên cứu, nhưng hiện tại chỉ có một số ít đề tài liên quan đến lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam chủ yếu là ứng dụng Gis trong quản lý và cũng chưa tìm thấy nhiều đề tài ứng dụng trong việc tổ chức, phục vụ kỳ thi Cao đẳng đại học nói chung và phân tích số liệu tuyển sinh cụ thể của từng trường nói riêng.
Trong quá trình công tác tại trường Cao Đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Phú Lâm tôi có một vài nhận xét, trường đã thành lập được 3 năm và đã tuyển sinh được 3 khóa với số lượng gần 2000 Sinh viên. Hằng năm, nhà trường đều thực hiện công tác tuyển sinh tại các tỉnh thành bạn, nhằm quảng bá và thu hút học sinh dự thi hoặc đăng ký xét tuyển vào trường. Kinh phí phải chi cho công tác tuyển sinh này rất lớn. Ước tính năm 2010, trường đã tuyển đủ chỉ tiêu là 1000 Sinh viên, nhưng công tác tuyển sinh, chiêu sinh, quảng bá đã chiếm đến khoảng 500 triệu đồng. Như vậy, với mỗi sinh viên vào học tại trường, trường đã chi khoảng 500 ngàn. Đây là một con số rất lớn, gây tốn kém trong ngân sách của nhà trường. Để việc tuyển sinh có hiệu quả hơn, cần có sự phân tích về số liệu tuyển sinh những năm đã qua, qua đó rút kinh nghiệm và đưa ra những chiếc lược mới để giảm tối đa chi phí tuyển sinh cũng như thu hút nhiều học sinh hơn nữa vào trường.
Với những ý nghĩa lý luận như thế, tôi đề xuất xây dựng chương trình Ứng dụng GIS để thống kê số liệu tuyển sinh.
Chương trình ra đời sẽ giải quyết những vấn đề sau:
- Cho phép nhập và in báo cáo dữ liệu tuyển sinh theo từng năm
- Hiển thị trên bản đồ số liệu tuyển sinh của từng tỉnh thành. Trên mỗi tỉnh thành, sử dụng phương pháp phân vùng trong bản đồ học người sử dụng sẽ thấy các màu sắc khác nhau của các tỉnh thành theo số liệu tuyển sinh.
- Thống kê số liệu tuyển sinh theo từng tiêu chí (theo giới tính, theo dân tộc, theo ngành, theo khối thi, theo tỷ lệ đậu/rớt…) dưới dạng biểu đồ.
- Tìm kiếm thông tin tuyển sinh của trường.
Với những chức năng trên của chương trình, sau khi phân tích số liệu tuyển sinh, sẽ giúp nhà trường có cái nhìn cụ thể, đánh giá về tình hình tuyển sinh trong những năm học vừa qua, từ đó đề ra chiến lược phát triển, tuyển sinh mới một cách có hiệu quả hơn.
2. MÔ HÌNH HỆ THỐNG:
2.1 Nghiên cứu mô hình Geodatabase – Xây dựng cơ sở dữ liệu cho chương trình [5]:
Geodatabase là mô hình dữ liệu vector được giới thiệu cùng ArcGis, là một sơ sở dữ liệu quan hệ chứa thông tin địa lý trong đó đối tượng được lưu trữ trong các lớp đối tượng (feature class) và các bảng (table). Số liệu thống kê tuyển sinh được tổ chức dưới dạng Geodatabase. Dữ liệu có 2 phần chính: dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính.
2.1.1 Dữ liệu thuộc tính:
Thu thập các số liệu tuyển sinh của từng năm học của trường. Dữ liệu này hàng năm được Bộ giáo dục và đào tạo chuyển về trường sau khi hết hạn nhận hồ sơ tuyển sinh và sau khi có kết quả tuyển sinh đại học, cao đẳng trong từng năm học. Sau khi thu thập các sơ đồ, số liệu, tiến hành xây dựng CSDL thông tin địa lý (Geodatabase) để lưu trữ dữ liệu.
2.1.2 Dữ liệu không gian:
Dữ liệu không gian bao gồm là dữ liệu về ranh giới hành chánh, giao thông, địa vật…:
Gồm các lớp tỉnh (thành), Ranh giới, Loại ranh giới, Con đường, Giao thông, Con sông, điạ vật
Các bước xaây döïng cô sôû döõ lieäu
- Thieát keá cô sôû döõ lieäu döïa theo moâ hình höôùng ñoái töôïng.
- Duøng phaàn meàm Visio ñeå thieát keá cô sôû döõ lieäu.
- Chuyeån cô sôû döõ lieäu sang dạng Micorsoft Access.
- Duøng Schema Wizard trong ArcCatalog ñeå xaây döïng Geodatabase
Þ Sau khi coù soá lieäu vaø cô sôû döõ lieäu, tieán haønh tham khaûo yù kieán chuyeân gia veà baûn ñoà. Sau khi tham khaûo, tieán haønh xaây döïng ñeà cöông cho caùc baûn ñoà chuyeân ñeà.
2.2. Nghiên cứu phương pháp thống kê và phân tích không gian được áp dụng để thành lập bản đồ chuyên đề[4].
- Sử dụng phần mềm ArcGis để vẽ bản đồ Việt Nam (số hóa) và vẽ các đường ranh giới của các tỉnh thành. Hình vẽ được lưu dưới dạng các điểm toạ độ vào trong CSDL không gian.
- Sử dụng các loại biểu đồ hình cột, hình bánh trong việc thể hiện các số liệu thống kê. Ưu điểm của loại biểu đồ này là dễ so sánh do hiển thị được số liệu cụ thể, được hỗ trợ phân biệt bằng các màu sắc khác nhau.
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp nền chất lượng để thể hiện số lượng thí sinh dự thi của tỉnh, thành. Phương pháp này söû duïng kieåu neàn, maøu saéc ñeå theå hieän caùc ñoái töôïng. Phương pháp này có thể định vị được chính xác vị trí của đối tượng, định tính dựa vào màu sắc thể hiện.
2.3. Nghiên cứu phần mềm Arc Gis – Xaây döïng chöông trình.
Döïa vaøo phaàn meàm ArcGis vaø keát hôïp vôùi visualbasic ñeå xaây döïng chöông trình. Chöông trình phaûi taïo ñieàu kieän thuaän lôïi cho vieäc: caäp nhaät, löu tröõ, phaân tích vaø hieån thò keát quaû.
Chương trình gồm các chức năng sau:
2.3.1 Cập nhật và hiển thị thông tin tuyển sinh trên các tình thành:
Cập nhật dữ liệu đăng ký dự thi và số liệu kết quả tuyển sinh hằng năm theo các tiêu chí khác nhau, thông tin được hiển thị dưới dạng bảng và trên bản đồ.
2.3.2 Tìm kiếm thông tin:
Tìm kiếm và hiển thị số liệu thí sinh đăng ký dự thi và số liệu kết quả tuyển sinh hằng năm theo các tiêu chí khác nhau. Kết quả tìm kiếm được hiển thị dưới dạng bảng và trên bản đồ.
2.3.3 Thống kê số liệu tuyển sinh:
Thống kê các số liệu tuyển sinh hằng năm theo các tiêu chí khác nhau. Thông tin được hiển thị trên bản đồ bằng các màu sắc khác nhau của các tỉnh thành, thể hiện số liệu thí sinh dự thi của tình, thành đó. Đối với từng tiêu chí riêng thì kết quả thống kê sẽ hiển thị trên bản đồ bằng biểu đồ cột hoặc biểu đồ hình bánh. Ngoài ra, số liệu thống kê còn được hiển thị dưới dạng bảng.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Trên cơ sở phân tích ở trên, các chức năng của hệ thống “Thống kê và phân tích số liệu tuyển sinh hằng năm tại trường cao đẳng Kinh té – Kỹ thuật Phú Lâm” được viết bằng ngôn ngữ lập trình vb.net kết hợp với sử dụng thư viện ArcObject của ArcGis. Các chức năng đã được thử nghiệm trên cơ sở dữ liệu Geodatabase. Dưới đây là một số kết quả minh họa cho một số chức năng chính của hệ thống.
3.1 Cập nhật và hiển thị thông tin:
- Cập nhật dữ liệu thí sinh đăng ký dự thi hằng năm theo các tiêu chí: thí sinh nữ, thí sinh dân tộc, thí sinh dự thi theo khu vực…
- Cập nhật dữ liệu thí sinh đăng ký dự thi hằng năm theo ngành thi, khối thi.
- Cập nhật số liệu kết quả tuyển sinh, xét tuyển của trường của các năm học kế trước.
- Thông tin được hiển thị theo dạng bảng và hiển thị giá trị trên bản đồ.
3.2 Tìm kiếm thông tin
- Tìm kiếm thông tin về thí sinh dự thi hằng năm theo các tiêu chí: địa phương, dân tộc, khu vực, ngành, khối…
Ví dụ: tìm những địa phương số lượng thí sinh dự thi > 200
- Tìm kiếm thông tin kết quả thi tuyển, xét tuyển vào trường theo các tiêu chí: địa phương, dân tộc, khu vực, ngành, khối….
- Hiển thị thông tin tìm kiếm trên bản đồ.
3.3 Thống kê số liệu tuyển sinh:
- Số liệu thí sinh đăng ký dự thi, kết quả thi tuyển, xét tuyển sẽ được thống kê theo từng tiêu chí đưa ra, theo từng năm.
- Hiển thị bản đồ thống kê giữa các tỉnh thành với nhau, giữa các năm với nhau
- Hiển thị số liệu thống kê trên bản đồ bằng các biểu đồ hình cột hoặc hình bánh
4. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ:
Chương trình ứng dụng Gis vào trong việc thống kê số liệu tuyển sinh cho phép người sử dụng xem, tra cứu thông tin tuyển sinh dễ dàng, giảm thời gian tra cứu số liệu tuyển sinh.
Hiển thị những thông tin một cách trực quan trên nền bản đồ giúp người sử dụng thông qua chương trình có thể phân tích được số liệu tuyển sinh một cách nhanh chóng.
Hiển thị các số liệu thống kê lên trên bản đồ người sử dụng dễ dàng nắm bắt thông tin, so sánh số liệu tuyển sinh của từng năm học với nhau.
Giúp người sử dụng dễ dàng phân tích được số liệu qua đó dẽ dàng hơn trong việc đưa ra chiến lược tuyển sinh cho các năm học sau.
Tôi đã viết một vài chương trình cho phép hiển thị nội dung trên bản đồ chuyên đề, hiển thị kết quả thống kê hoặc tra cứu theo yêu cầu trên nền bản đồ, kết quả khá tốt được người sử dụng chấp nhận và đánh giá tốt. Trên nền bản đồ, người sử dụng sẽ dễ dàng phân biệt, nhận xét được kết quả hiển thị nhờ màu sắc và các công cụ tích hợp trên bản đồ như ký hiệu, biểu đồ…vì thế chương trình trở nên sinh động, gần gũi và thân thiện hơn.
Lĩnh vực GIS còn khá mới mẽ, để hiểu và sử dụng hết những ứng dụng của nó cần phải có thời gian lâu dài đầu tư nghiên cứu.
Chương trình này chỉ là một phần nhỏ trong những ứng dụng của GIS và với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, chương trình viết ra chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, chưa đáp ứng hết những mong mỏi đặt ra. Nhưng trên hết tôi mong muốn được giới thiệu một lĩnh vực áp dụng nữa của Gis, để người sử dụng có thể so sánh với các chương trình khác nhằm tìm ra một chương trình kết hợp hoàn thiện nhất.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chengming LI, Zhongjian LIN, Jie YIN, Investigation on Application of GIS in Population anagement,China, 2002.
2. Prof. Olubodun O. AYENI and Oluwaseun S. ADEWALE, GIS Queries for Population Data Analysis and Management,Nigeria, 2002.
3. Marc Futtermen, The Glendale Public Library Uses GIS to Plan the Future, http://www.esri.com/industries/libraries/success-stories/case_studies.html
4. Traàn Taán Loäc – Leâ Tieán Thuaàn, Baûn ñoà hoïc chuyeân ñeà, NXB Ñaïi hoïc quoác gia TP. Hoà Chí Minh 2004.
5. TS Trần Trọng Đức, GIS căn bản, Phân tích không gian, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh 2010.
Hồ Nguyễn Cúc Phương
DT:0918279760
Nguồn: http://vietan-enviro.com