1. Sự tuyệt chủng của động vật có vú.
Có đến 25% động vật có vú đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, đây là một con số không hề nhỏ và có thể làm thay đổi một phần hệ sinh thái của trái đất. Hàng ngàn loài đã chết vì mất môi trường sống và tỉ lệ săn bắn tăng lên nhanh chóng ở các khu vực trọng điểm như Đông Nam Á, Trung Phi, Trung và Nam Mỹ, những loải vật này hầu như không còn cơ hội sống sót.
Nếu bạn nghĩ rằng sự tuyệt chủng của một loài động vật như loài linh miêu Iberia xinh đẹp không phải là một vấn đề lớn và cũng chẳng có ảnh hưởng gì nhiều đến hành tinh này cả, bạn nên nghĩ lại. Sự tuyệt chủng hàng loạt như thế này sẽ gây sự mất cân bằng nghiêm trọng trong chuỗi thức ăn của thế giới.
2. Các vùng biển chết
Trong các đại dương trên thế giới, có những khu vực rất kì lạ và hầu như hoàn toàn không có sự sống. Những vùng biển chết này được đặc trưng bởi tình trạng thiếu oxy, nguyên nhân là do nito dư thừa trong phân bón nông nghiệp, khí thải từ các phương tiện giao thông, cũng như khí thải và nước thải từ các nhà máy, khu công nghiệp. Số lượng vùng biển chết được phát triển nhanh chóng kể từ năm 1960 và tăng gấp đôi theo chu kì 10 năm. Với phạm vi dưới 1,6 km2 đến 72.000 km2. Một trong những vùng biển chết đáng lưu ý nhất là vùng biển ở Vịnh Mexico, hậu quả của bủn thải độc hại từ các trang trại miền Trung Tây chảy xuống dòng sông Mississippi. Những khu vực thiếu Oxy có diện tích gần bằng tiểu bang Oregon.
Một vấn đề nữa đó là sự nóng lên toàn cầu có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của vấn đề này. Sự gia tăng khí CO2 trong khí quyển do hậu quả của nóng lên toàn cầu sẽ làm thay đổi lượng mưa, từ đó làm gia tăng dòng chảy từ các con sông vào các biển ở nhiều khu vực.
3. Đánh bắt nguồn cá dự trữ.
Hàng triệu người người trên toàn thế giới coi cá là một thực phẩm quan trọng trong thực đơn ăn kiêng của họ. Như vậy, các ngư dân đang đánh bắt một số lượng lớn cá từ các đại dương gây nên nguy cơ mất mát lớn toàn cầu đối với tất các loài đang đánh bắt. Giống như sự tuyệt chủng của động vật có vú trên quy mô lớn, sự mất mát lớn của các loài cá sẽ gây ra một tác đông lớn đến hệ sinh thái trên toàn thế giới.
Không phải là quá muộn nếu tình trạng đánh bắt bửa bãi và quá mức hải sản được ngăn chặn kịp thời. Hệ thống sinh vật biển cũng là một hệ thống đa dạng sinh học, nhưng nếu cứ tình trạng này kéo dài thì thảm họa diệt vong của các loài cá là trong tầm tay. 29% các loải đã bị đánh bắt quá mức hoặc bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm môi trường biển, làm giảm đến 10% số lượng của chúng so với trước đây. Nếu tình trạng đánh bắt như hiện nay không được ngăn chặn kịp thời, thì sẽ có hoàn toàn 100% các loài cá biến mất trong thời gian không xa.
4. Sự phá hủy các rừng mưa nhiệt đới
Bảo vệ rừng được coi là một trong những mục tiêu đi đầu trong phong trào vì môi trường trong nhiều thập kỷ qua. Bạn có thể nghĩ rằng, với sự quan tâm đó, việc bảo vệ rừng không nhất thiết phải được quan tâm nhiều đến nữa. Nhưng thật không may, sự nóng lên toàn cầu và nạn phá rừng đã phá hủy hoặc làm hư hại nghiêm trọng gần một nửa số rừng hiện nay.
Tỉ lệ rừng giảm đồng nghĩa với việc số lượng các động vật hoang dã cũng bị suy giảm. Rừng bị phá hủy giống như trái đất bị mất đi lá phổi xanh, làm gia tăng tốc độ nóng lên toàn cầu và ảnh hưởng đên lượng mưa trên diện rộng.
5. Băng tan ờ hai cực
Băng ở hai cực đang tan chảy với một tốc độ chưa từng thấy và không có dấu hiệu của sự chậm lại, nó là minh chứng rõ rệt nhất của hậu quả việc nóng lên toàn cầu. Và hậu quả cùa nó là không hề nhỏ, nó làm mực nước biển dâng lên, kéo theo sau đó là cả một hệ lụy nghiêm trọng.
Các nhà khoa học Mỹ đã cảnh báo rằng “ dấu tay con người đã được phát hiện “ trên cả hai khu vực Bắc cực và Nam cực. Điều này có nghĩa rằng con người đã tác động và gây ra sự tan chảy ở cả hai cực của trái đất. Trước đây, Nam cực dường như là lực địa duy nhất hành tinh không chịu tác động thay đổi khí hậu do con người người tạo nên. Tuy nhiên, sự sụp đổ của dải băng Larsen B và Wilkins ở bán đảo Nam Cực cho thấy hậu quả của việc nóng lên toàn cầu là nhanh như thế nào.
6. Mức độ CO2 trong khí quyển
Hiện tượng băng tan ở hai cực cũng là một dấu hiệu của việc khí CO2 tăng lên trong bầu khí quyển, tác nhân chính đằng sau hiện tượng nóng lên toàn cầu. Phác thải quá mức khí nhà kính là hậu quả của việc hiện đại hóa cuộc sống, về phương tiện giao thông, các nhà máy, trang trại chăn nuôi lớn. Nếu tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn như hiện nay thì việc biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu sẽ ngày càng nặng nề hơn.
Nhiệt độ trung bình có thể tăng thêm 120F vào cuối thế kỷ này nếu tình hình phá thải vẩn tiếp tục tăng lên, và với nhiệt độ đó con người không thể tồn tại ở thế giới này được nữa. Chỉ cần nhiệt độ toàn cầu tăng lên 7,20C sẽ gây nên hiệu ứng thảm họa Domino, gây nên thời tiết khắc nghiệt, dẫn đến một chuỗi các thiên tai lũ lụt, hạn hạn, thiếu nước, thiếu lương thực trầm trọng.
7. Gia tăng dân số
Cho dù chúng ta có muồn thừa nhận hay không thì đây vẫn là một nguyên nhân gây nên vấn đề môi trường lớn nhất, và nó vẫn gia tăng không ngừng theo từng phút. Con người chúng ta tiêu thụ tài nguyên một cách vô tội vạ, gây ô nhiễm không khí và nước ngọt cũng như nước biển, phá hủy hệ sinh thái, đẩy các loài đi đến nguy cơ bị tuyệt chủng.
Từ những ngày đầu tiên khai sinh ra thế giới loài người cho đến những đầu năm 1800 dân số toàn cầu chỉ mới đạt khoàng 1 tỷ người. Chỉ trong 200 năm, con số đã lên tới 6,5 tỷ. mỗi năm hành tinh chúng ta lại dung nạp thêm 74 triệu người, và con số đáng sợ đó sẽ tiếp tục tăng lên. Tất cả những cái miệng vẫn cần phải được cho ăn, vẫn cần phải uống nước và một nơi để ngủ, những công đồng mới được tạo ra và loài người vẫn sẽ tiếp tục xâm phạm vào thế giới tự nhiên.
Tất cả những vấn đề môi trường nêu trên đều rất nghiêm trọng và không phải là chuyện dễ dàng và một sớm một chiều để giải quyết nó. Không phải bây giờ mới phải nghĩ đến việc giải quyết nó khi hậu quả đã nhãn tiền, mà vấn đề này nên được quan tâm từ những thế hệ trước, tuy nhiên chúng ta không thể đi ngược thời gian để làm điều đó, nó cũng có nghĩa là chúng ta phải đẩy mạnh hơn nữa những nỗ lực của bản thân để giải quyết những vấn đề trên.
Nếu chúng ta còn muốn giữ hành tinh chúng ta như một nơi an toàn và lành mạnh cho chính mình và cho cả những thế hệ sau thì nhất thiết phải có những động thái thực sự mạnh mẽ để đảo ngược những thiệt hại mà chính chúng ta đã gây nên.
http://thietbilocnuoc.com