Việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào
quản lý hành chánh, kinh
tế xã hội, an ninh trật tự địa phương
là hết sức cần thiết,
điều này đã được nhấn mạnh
trong chủ trương của Đảng
và Chính phủ qua chỉ thị 58-CT/TW của
bộ Chính Trị về “Đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa hiện đại hóa”. Trong công tác quản lý về
kinh tế xã hội, an ninh trật tự của
1 phường/xã, các thông
tin thường phải được cập
nhật thường
xuyên và với khối lượng lớn,
hơn nữa việc tổng
hợp số liệu để
theo dõi, quản lý thường
mất thời gian do phải tổng hợp
từ nhiều nguồn, nhiều
lãnh vực như tình hình sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp, buôn bán, v.v...Đặc biệt, yếu
tố không gian của số liệu
rất quan trọng
trong công tác quản lý của phường/xã như
sự phân bố các thành phần kinh tế của từng khu vực/ ấp
trong phường/xã, số đối tượng
hình sự cần trong từng tổ dân phố, v.v... Hệ
thống thông tin địa lý (GIS), với khả năng mạnh
về phân tích, quản lý dữ liệu không gian, rất
phù hợp trong công tác
này.
Công nghệ
GIS được ra đời trong những năm 60 và bắt đầu được
sử dụng ở Việt
Nam khoảng
10 năm, tuy nhiên chỉ tập trung ở các trường đại
học, viện nghiên cứu. Do đó, chưa tận dụng được
hết hiệu quả của công nghệ mạnh
mẽ này trong công tác quản lý địa phương.
Việc ứng
dụng GIS trong công tác
quản lý kinh tế xã hội, an ninh trật
tự của phường
xã đã được thực hiện ở
nhiều nơi trên thế giới. Ở
Việt nam, một số nghiên cứu
ứng dụng
GIS trong công tác quản
lý nhà nước đang được thực hiện
như tỉnh Đồng Nai, TP Hồ
Chí Minh, v.v...
Mục tiêu của đề tài:
Nghiên cứu khả năng ứng
dụng GIS trong công tác
quản lý phường xã, cụ thể là xây dựng một hệ thống
thông tin địa lý phục vụ công tác quản
lý địa phương cấp phường
xã. Hệ thống có các chức năng sau:
• Hiển thị bản
đồ hành chánh của phường, xã tới
cấp tổ dân phố. Trong đó có lưu
trữ các dữ
liệu về các chỉ tiêu KTXH của
từng tổ dân phố, khu vực
của phường
• Tạo các bản đồ
chuyên đề và kết quả thống
kê về KTXH, ANTT của các tổ dân phố trợ
giúp cho việc theo dõi
các chỉ tiêu này, vàkhi cần thiết có thể
tổng hợp thông tin một
cách nhanh chóng.
• Tổng hợp, thống
kê các chỉ tiêu KTXH,
ANTT của tổ dân phố, khu vực,
phường/xã 1 cách nhanh chóng và chính xác.
• Quản lý hồ sơ
các đối tượng cần theo dõi, phần
mềm cho phép lưu trữ, cập
nhật và tìm nơi
thường trú của 1 đối tượng,
hay ngược lại tìm trong 1 khu vực có bao nhiêu đối tượng cần theo dõi, v.v...
Do kinh phí (khỏang 6 triệu đồng) và thời
gian có hạn, đề tài chỉ thực
hiện thí điểm tại phường
Tân An của TP Cần Thơ. Đây là phường
trung tâm của thành phố.
II. Phương
pháp thực hiện
Đề tài
được thực hiện theo các bước
sau:
- Điều tra phỏng vấn các cán bộ
quản lý của địa phương
về công tác quản lý KTXH, ANTT của
tổ, khu vực, phường, từ
đó thiết kế các công cụ làm việc cần
thiết cho phần mềm. Sử dụng
phương pháp phân tích hệ thống nhằm
lập sơ đồ hệ
thống thể hiện
các tiến trình
(processes), dòng dữ liệu (data flows), cơ sở dữ
liệu (database) cần
thiết cho hệ thống
- Thiết
kế cơ sở dữ
liệu cho hệ thống. Sử
dụng phương pháp xây dựng HT CSDL liên kết
nhằm xây dựng cơ sở
dữ liệu cho hệ thống.
- Thu thập
và số hoá bản đồ hành chánh của
phường/xã có biên khu vực, tổ dân phố nhằm tạo bản đồ
nền.
- Thu thập
và nhập số liệu về
KTXH, ANTT của từng tổ dân phố.
- Thiết
kế và thiết lập các công cụ.
Dùng ngôn ngữ Visual
Basic và MapInfo
- Thiết
kế và thiết lập giao diện
cho người sử dụng (user interface). Dùng ngôn ngữ Visual Basic
- Viết
tài liệu hướng dẫn sử
dụng
III. Kết
quả
1. Sơ
đồ hệ thống
Sơ đồ hệ thống
cho thấy thành phần của hệ
thống như tiến trình, dòng dữ
liệu và cơ sở dữ liệu nơi lưu
trữ dữ liệu (hình 1). Hệ
thống được thiết kế
theo 3 bộ phận là:
- Bộ
phận quản lý hộ tịch
- Bộ
phận quản lý nhà, đất
- Bộ
phận quản lý an ninh trật tự
Các bộ
phận này thu nhận các dữ liệu
cần thiết, xử lý và lưu
trữ trong cơ sở dữ
liệu (CSDL). Khi có yêu cầu về
phân tích thông tin, các bộ
phận sẽ vào CSDL để lấy dữ
liệu. CSDL này bao gồm
các bảng biểu và các bản đồ.
2. Mô hình luận
lý
Qua phân tích nhu cầu quản lý thực
tể ở địa phương,
các thực thể được nhận
diện và mối
liên kết giữa chúng được phân tích, mô hình thực thể liên kết
(ERD) đã được thiết lập như
hình 2 dưới đây. Các thực thể trong CSDL bao gồm:
- Nhân khẩu:
lưu trữ các dữ liệu
về các cá nhân trong một hộ
- Nhà: lưu
trữ các dữ liệu về
hộ dân như chủ hộ,
địa chỉ, lọai nhà, hình thức
kinh doanh, v.v...
- Lô thửa:
lưu trữ các dữ liệu
về lô đất như lọai
sử dụng đất, diện
tích, người sở hữu, v.v...
- Đường: đây là dữ liệui nền
phục vụ cho việc truy xuất
thông tin theo tuyến đường
- Tổ
dân phố: lưu trữ dữ
liệu về tổ dân phố
như dân số, diện tích, số
hộ, số đối tượng ANTT cần
quản lý, thu nhập bình quân, thành phần các họat động
kinh tế, v.v...
- Khu vực:
lưu trữ dữ liệu
về khu vực dân cư như
dân số, diện tích, số hộ, số
đối tượng
ANTT cần quản lý, thu nhập bình quân, thành phần các họat động
kinh tế, v.v...
Hình 2. Mô hình ERD của
CSDL quản lý phường xã
Từ mô hình ERD đã được thiết kế,
dựa trên nguyên tác lập bảng theo cấp
bậc và tính bắt buộc của các thực
thể, các bảng dữ liệu
với các trường khóa và trường ngọai lai được thiết
lập để tối ưu
hóa việc lưu trữ dữ
liệu trong hệ thống.
Bên cạnh mô hình ERD cho dữ liệu thuộc
tính, dữ liệu không gian của hệ thống
được thiết
kế gồm 5 lớp bản đồ chính là khu vực, lô thửa, tổ dân số,
nhà và đường. Ngòai ra
các lớp bản đồ nền
khác cũng cần được thiết lập
như sông ngòi, biên phường, v.v...
3. Các công cụ
Để dễ dàng cho việc nhập và truy xuất
dữ liệu, các công cụ để thể
hiện bản đồ chuyên đề,
tìm kiếm theo các điều kiện khác nhau đã được
thiết kế. Các công cụ này được sắp
xếp trong một
hệ thống giao diện đơn giản
để người sử dụng
dễ thao tác (hình 3). Các công cụ được thiết
kế bao gồm:
- Công cụ
vẽ bản đồ chuyên đề
theo nhân khẩu: bản đồ này tô màu các căn nhà theo số
nhân khẩu, dùng cho việc phân lọai hộ
- Công cụ
vẽ bản đồ chuyên đề
theo mật độ dân số của
tổ dân phố: thể hiện
các tổ dân phố
theo cấp độ màu khác nhau tùy theo mật độ dân số
của tổ
- Công cụ
vẽ bản đồ chuyên đề
theo an ninh trật tự, tô màu tổ dân số theo số
đối tượng
ANTT.
- Công cụ
xem thông tin đối tượng cho phép người dùng xem thông tin của các đối tượng
bản đồ (ví dụ: nhà)
- Công cụ
tìm vị trí đối tượng cho phép tìm vị
trí của đối tượng đã chọn
- Các công cụ
truy vấn thông tin theo
tên chủ hộ, địa chỉ
nhà, tên đối tượng ANTT
- Các công cụ
thống kê nhanh nhân khẩu theo độ tuổi, năm sinh, giới
tính, lọai đối tượng
ANTT
- Công cụ
truy vấn thông tin tổ dân phố theo tên tổ,
theo khu vực.
- Công cụ
nhập dữ liệu nhân khẩu,
chủ hộ, tổ dân phố.
Hình 3. Giao diện
hệ thống
Chi tiết về cách sử
dụng các công cụ này được nêu trong phần
phụ lục
IV. Kết
luận và kiến nghị
- Đề tài đã thực hiện được
mục tiêu đã đề ra, tuy nhiên do giới hạn về
kinh phí và thời
gian, đề tài chỉ tập trung giải
quyết các vấn đề cơ
bản và đơn giản trong công tác quản
lý địa phương cấp phường
xã. Tuy vậy, đề tài cho thấy tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ
thông tin, đặc biệt là GIS trong lãnh vực này. Đề tài đã tạo cơ sở tốt
để phát triển các ứng dụng
công nghệ GIS trong công
tác quản lý địa phương
sau này.
- Việc
sử dụng kết quả
vào thực tế rất khả
thi và hiệu quả do tính đơn giản của
hệ thống
giao diện tiếng Việt. Các công cụ
truy vấn, thống kê và thể hiện bản đồ chuyên đề
giúp cho cán bộ làm công
tác quản lý địa phương làm việc
được dễ dàng hơn,
hiệu quả hơn. Đề
tài nên được chuyển giao thực hiện thí điểm
ở các phường xã để
rút kinh nghiệm và hòan
thiện hơn.
- Hệ
thống GIS phục vụ công tác quản
lý địa phương nên kết hợp với
các hệ thống thông tin khác như hệ
thống thông tin quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị,
hệ thống thông tin quản
lý môi trường, v.v... để tăng thêm tính tổng hợp trong quản
lý địa phương.
Tài liệu
tham khảo:
1. Some selected
Papers for GIS courses, 1996, ITC, the Netherlands
2. Mạnh
P.T., Thành.P.V, 1999, Cơ
Sở Hệ Thống Thông Tin Địa
Lý (GIS) trong Quy Hoạch
và Quản
Lý Đô Thị, NXBXD
3. Howe D.R. 1989, Data Analysis for Data Base Design,
Edward Arnold
4. Hawryszkiewycz I.T. 1994,
System Analysis and Design, Prentice Hall
5. Burrough P.A. 1992, Principles of GIS for land resources
assessment
6. Martien Molennar. 1997,
Lechture notes on Object Modelling Methodology, ITC, the
Netherlands
7. Tuladhar A.M. 1996, Lechture note on Spatial Data Models
and Structure in GIS, ITC, the
Netherlands
8. Paresi, 1995,
Lechture note on Structure Information Systems Development
Methodologies, ITC, the Netherlands
9. Benwell G.L. 1994, A System Development Methodology for
Geomatics as Derived form
Informatics, Newzealand
MSĐT: 3/CTQLKH2002 - Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN HIẾU TRUNG