Thời tiết diễn biến khôn lường, phức tạp, song nhiều người còn thờ ơ cho rằng tác động của biến đổi khí hậu còn lâu mới chạm đến chúng ta, giáo sư Đặng Hùng Võ cảnh báo.
Dưới đây là nội dung trao đổi giữa ông Đặng Hùng Võ,
nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về tác động của điều kiện
thời tiết khắc nghiệt vừa qua, và yêu cầu cần cảnh giác hơn với biến đổi
khí hậu.
- Ông có cho rằng thủy điện là một nguyên nhân khiến lũ lớn vừa qua ở miền Trung?
- Có 2 yếu tố khiến tình trạng mưa lớn dồn dập, tạo
bão thường xuyên trong thời gian vừa qua. Trong đó nguyên nhân chính là
do BĐKH, còn tác động của con người chỉ là một yếu tố khiến lũ càng thêm
mạnh. Ví dụ, nếu rừng không bị tàn phá, lượng nước về chậm hơn. Nhưng
do tàn phá rừng, lượng nước đổ về nhanh và mạnh hơn. Hoặc nếu điều tiết
xả lũ tốt sẽ hạn chế dòng chảy nước lũ.
Có tác động của hai yếu tố, thiên tai và nhân tai, sức phá hoại lũ lụt mạnh hơn.
- Cụ thể hơn, việc xả lũ từ các nhà máy thủy điện Sông Hinh, sông Ba Hạ gây tác động như thế nào?
Công tác quy hoạch nói chung, mà cụ thể là quy hoạch
mạng lưới thủy điện hiện nay chưa tốt. Khi tiếp nhận và cho phép dự án
đầu tư, chúng ta chưa nhìn thấy cái ngữ cảnh ở trạng thái cực đại. Đó là
tác động của lũ từ tự nhiên và đợt xả lũ từ các nhà máy thủy điện để
bảo vệ đập. Như thế, trong trạng thái lũ đã mạnh một sẽ tăng sức tàn phá
lên gấp hai đến ba lần.
Việc phát triển thủy điện vừa và nhỏ rất có ý nghĩa,
tận dụng lượng nước ở các nơi giải quyết vấn đề năng lượng. Quan trọng
nhất là tính toán sao cho không xảy ra cộng hưởng về nước xả lũ từ hồ
thủy điện đồng thời với lũ tự nhiên. Bài toán cộng hưởng này phải nằm
trong bài toán quy hoạch chung.
Mưa lớn, lũ lụt vừa rồi ở Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ
mới đây đang là minh chứng rõ nhất. Các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ
thủy điện xả lũ cùng một lúc với nước lũ tự nhiên về tạo thành cường độ
lũ to hơn nhiều và người dân chịu đựng quá sức của mình.
Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Đặng Hùng Võ. Ảnh: H.T |
- Nghĩa là Việt Nam chưa có quy hoạch hay nghiên
cứu về tính cộng hưởng của lũ trong quá trình tính toán xây dựng các nhà
máy thủy điện?
- Để lập quy hoạch mạng lưới thủy điện vừa và nhỏ tại
một khu vực, cần tiến hành thiết lập hệ thống thông tin địa lý chi tiết
thông báo chính xác khu vực ấy, sau đó săp xếp các nhà máy thủy điện vào
hệ thống thông tin địa lý. Đưa ra bài toán phân tích lũ giả định như:
hồ này xả ra một lượng nước, hồ kia xả ra một lượng nước thì lũ cộng
hưởng ra sao. Từ đây, mới biết sắp đặt nhà máy thủy điện, và khi nào có
thể xả lũ.
Tại Việt Nam, tôi tin chắc 100% không làm điều này.
Chúng ta xem xét nhiều mặt trong quy hoạch nhưng ở góc độ khác như tận
dụng nước về mùa lũ thế nào, có tàn phá gì về môi trường hay không, liệu
có gây tổn hại gì đến thiên nhiên, đa dạng sinh học…chứ không phải từ
góc độ thảm họa về lũ có thể gây ra, hay vấn đề cộng hưởng nước lũ cũng
chưa được xem xét tới.
- Như vậy, liệu có nên bỏ việc xây dựng các nhà máy thủy điện hiện nay không?
- Xung quanh vấn đề thủy điện các nhà khoa học thế giới đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng nó là năng lượng sạch, không phát thải. Cũng có người nói, những chất thải dưới lòng hồ thông qua phân hủy cây cối thực vật còn gây hại nhiều hơn nhiệt điện, gây hiệu ứng nhà kính lớn, nên đừng nói thủy điện là năng lượng sạch. Vì vậy, nhiều nước khuyến cao không nên làm thủy điện.
- Xung quanh vấn đề thủy điện các nhà khoa học thế giới đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng nó là năng lượng sạch, không phát thải. Cũng có người nói, những chất thải dưới lòng hồ thông qua phân hủy cây cối thực vật còn gây hại nhiều hơn nhiệt điện, gây hiệu ứng nhà kính lớn, nên đừng nói thủy điện là năng lượng sạch. Vì vậy, nhiều nước khuyến cao không nên làm thủy điện.
Ở Việt Nam, nên nhìn nhận thêm để có kế hoạch tổng
thể, cần nghiên cứu kỹ lưỡng, xem xét tác động xấu của thủy điện tới
phát triển đất nước, vùng nào nên xây thủy điện, vùng nào không, phát
triển thủy điện đi đôi với bền vững, hiệu quả thủy điện nên làm ở nơi
nào, xem xét thủy điện đóng góp bao nhiêu phần trăm để giải quyết vấn đề
năng lượng.
Nhiều tuyến đường thành phố Quy Nhơn bị ngập. Ảnh: Minh Thảo |
- Thời gian gần đây, Việt Nam đối diện với nhiều
biến động dữ dội của thời tiết. Điều này có liên quan như thế nào đến
tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu?
- Vấn đề BĐKH, Việt nam đã nghĩ tới nhưng chưa thật
sâu sắc. Nhiều người nghĩ BĐKH chỉ là nước biển dâng. Thậm chí, còn tỏ
ra chủ quan, thờ ơ là mỗi năm nước dâng lên 1cm thì còn lâu mới đến “nhà
ta”; rồi những dự báo mãi đến 2050 mới tác động đến ĐBSCL. Đó đều là
những luồng tư duy coi thường BĐKH.
Trên thực tế thì khác hẳn, BĐKH đã tác động khắp nơi ở
nước ta. Đó là sự bất thường và cường độ ngày càng lớn về bão lũ, là
thủy triều bị thay đổi chế độ làm cho TP.HCM ứ nước sông, gây ngập lụt.
Bắc Trung Bộ vừa lụt, Nam Trung Bộ lại lụt. Nguy cơ dự báo Trung Trung
Bộ cũng đang bị đe dọa bởi mưa lớn trong thời gian tới. Trong lịch sử từ
trước tới nay, hiện tượng lũ lớn và liên tục ít xảy ra. Những năm
trước, tại khu vực miền Trung, mỗi năm chỉ một đến hai tỉnh bị ngập nặng
như Huế hay Đà Nẵng. Nhưng đến thời điểm hiện nay, bão hình thành
nhiều, liên tục cùng sức tàn phá lớn hơn khắp miền Trung. Tình trạng hạn
hán kéo ở dài chưa từng có ở miền Bắc vừa qua. Tất cả là hệ quả của
BĐKH.
- Đang có nhiều ý kiến cho rằng cần thay đổi kịch bản BĐKH ở Việt Nam?
Đúng là vậy. Thời tiết đang diễn biến phức tạp, khôn
lường, và nhanh hơn cái chúng ta dự kiến. Như đã nói ở trên, ai cũng
nghĩ những điều dự đoán sẽ chưa đến, nhưng thực tế thì những dấu hiệu
của BĐKH đã đến rất nhanh và mạnh. Tôi Theo thông tin từ Trung tâm KTTV,
đợt lũ còn chưa chấm dứt hẳn trong năm nay mà còn tiếp tục nữa. Lúc này
Việt Nam cần có hành động chung với thế giới, đưa ra những giải pháp để
thích nghi giảm thiếu tác động BĐKH.
- Về lâu dài, theo ông, cần làm gì để giảm nhẹ thiên tai?
BĐKH xảy ra ngoài ý muốn chúng ta. Những bất thường về
mưa, chế độ mưa, bão rất khó chống lại, mà chỉ có thể ngĩ đến phương án
giảm thiểu mà thôi.
Cụ thể, muốn chống lại phải đi từ việc phát thải khí
nhà kính, vận động trên toàn cầu về phát triển công nghiệp nhưng không
gây hại, nhưng điều này đòi hỏi thời gian dài.
Đồng thời, con người cần học cách thích nghi, làm mọi
việc tốt nhất trong phạm vi có thể làm như quy hoạch hồ thủy điện thủy
lợi hợp lý, xả lũ theo trình tự thống nhất để đừng làm dòng nước cộng
hưởng với nhau, không chặt phá rừng, lũ sẽ về chậm hơn. Cần có ý tưởng
phòng tránh cao nhất tác động của lũ.
Ngoài ra, có thể đào hồ chứa dọc đường để chứa lũ,
tránh cường độ lũ quá mạnh đến dân cư, hoặc bố trí hồ thủy điện thủy lợi
có thể trữ được nước. Một biện pháp khoa học nữa, nhưng yêu cầu đầu tư
lớn hơn, đó là xây dựng các trạm thông báo về lũ, luồng, phân tích địa
hình lũ hay đi theo đường nào.
Đỗ khắc luân