Ảnh chụp từ vệ tinh

 Ảnh chụp từ vệ tinh các trận lũ lịch sử năm 2010
Gần đây, Cục Quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia Hoa Kỳ- Nasa đã chính thức công bố những bức ảnh chụp từ vệ tinh hình ảnh bão lũ của một số quốc gia. Những trận bão lũ này được coi là tồi tệ nhất năm 2010, gây thiệt hại to lớn về người và tài sản cho những nơi mà nó quét qua.

alt

1. Trận lũ ở Pakistan

Theo quan chức LHQ, nếu tính toán của chính phủ Pakistan là chính xác, qui mô của đợt lũ lần vào những ngày đầu tháng 8 năm 2010 có thể tồi tệ hơn cả ba thiên tai lớn gần đây cộng lại: trận động đất hồi tháng 1 ở Haiti, sóng thần năm 2004 và động đất năm 2005 ở Pakistan.

Mưa lũ dữ dội trên cả một diện tích rộng lớn ở Tây Bắc Pakistan đã làm hơn 1.600 người thiệt mạng và ảnh hưởng tới 15 triệu người Pakistan. Trận lụt tồi tệ nhất ở nước này trong nhiều thập kỷ đã tàn phá hàng trăm ngàn ngôi nhà và quét trôi đường sá, những cây cầu, mùa màng và gia súc. Nước lũ từ phía Bắc đổ về vùng đất nông nghiệp Punjab và miền nam tỉnh Sindh, dọc theo một tuyến dài hơn 1.000 km.

Gần 14 triệu người là con số quá lớn nếu so với khoảng 5 triệu người bị ảnh hưởng trong thảm họa sóng thần cách đây 6 năm. Hậu quả của lũ lụt tại Pakistan còn tồi tệ hơn nếu nhìn vào con số 3 triệu nạn nhân bị ảnh hưởng trong hai trận động đất năm 2005 ở Pakistan và đầu năm nay ở Haiti.

2. Trận lũ ở Ấn Độ
alt
Cùng chịu chung số phận với nước láng giềng Pakistan, ít nhất 113 người thiệt mạng, 200 người bị thương trong một trận lũ lớn tại một khu vực ở Kashmir thuộc Ấn Độ. Mưa lớn bất thường gây ra lũ, tràn qua thị trấn Leh và một số thị trấn lân cận ở Ladakh gây thiệt hại nặng nề về người và cơ sở vật chất.

Trận lũ lụt tồi tệ này đã khiến hàng chục triệu người tại khu vực Kashmir rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất” và phải đi sơ tán. Lũ quét và lở bùn cũng gây thiệt hại nặng cho sân bay, trường học, doanh trại biên phòng, nhiều công sở và nhà dân. Toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc tại đây đều bị tê liệt. Khoảng 4.000 binh sĩ quân đội đã được huy động thực hiện các hoạt động cứu nạn, cứu hộ và tìm kiếm những người mất tích. Hơn 160 người bị thương đã được đưa tới các bệnh viện để điều trị.

3. Lũ tại đông nam nước Mỹ
alt

Ít nhất 27 người thiệt mạng do lốc xoáy và mưa gây lũ lụt nặng ở các bang Tennessee, Kentucky và Mississippi trong vùng Đông Nam nước Mỹ vào tháng 5 năm 2010. Bang Tennessee chịu thiệt hại nặng nề nhất khi có đến 18 người thiệt mạng; Kentucky ba người, Mississippi sáu người.

Ngày 4/5, Nước sông Cumberland ở Nashville tiếp tục dâng cao khiến toàn khu vực trung tâm thành phố Nashville ngập chìm trong biển nước. Trường học, siêu thị và nhiều dịch vụ khác trong thành phố phải đóng cửa. Tuy đã có dự báo mưa sẽ kéo dài đến cuối tuần, nhưng người dân Nashville trở tay không kịp do lũ đến quá nhanh và cuốn trôi hết mọi thứ khiến cho hàng ngàn người dân trong khu vực phải sơ tán.

4. Lũ lụt tại Mexico
alt

Hơn một nửa đất nước Mexico, chủ yếu là khu vực trung tâm và phía Tây đang phải chịu ảnh hưởng của mưa lớn kèm lũ lụt kéo dài vào những ngày đầu tháng 2 năm 2010. Hơn 7.000 ngôi nhà đã bị ngập lụt và khoảng 37.000 người dân mất nhà cửa và phải sống trong tình trạng tạm bợ, thiếu thức ăn và nước sạch trầm trọng.

Mưa lớn kéo dài hơn 1 tuần đã gây lũ lụt, lở đất và ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống hàng triệu người dân Mexico. Tại thủ đô Mexico City, thành phố đông dân nhất nước này cũng rơi vào tình trạng báo động nghiêm trọng khi đa số đất đai bị biến thành sình lầy và hệ thống giao thông tê liệt vì mưa lũ. Tàu điện ngầm cũng phải ngừng hoạt động do nước lũ tấn công.

5. Lũ tại tiểu bang Arkansas- Mỹ
alt

Lũ quét vừa bất ngờ ập đến khu vực phía Tây tiểu bang Arkansas khi người dân trong vùng đang chìm trong giấc ngủ và khiến lượng nước sông dâng lên 6m. Chính quyền bang ước tính, thiệt hại do trận mưa lũ này gây ra có thể sánh ngang với một trận lốc xoáy. Dòng nước có thể cuốn một thi thể đi xa tới 12 km.

Ngoài 16 người chết, mưa lớn làm mực nước các sông liên tục dâng cao, rất nhiều bệnh viện, trường học và các công trình bị nhấn chìm trong lũ. Ngoài ra, hàng trăm ngôi nhà bị phá hủy, đẩy nhiều người vào cảnh “màn trời chiếu đất”. Giao thông đường sắt cũng trong tình trạng tương tự khi nhiều tuyến đường bị chìm trong nước.
Share on :