Giám sát môi trường...

 Giám sát môi trường bằng ảnh chụp từ vệ tinh

Trong tháng 8/2005, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) sẽ triển khai Dự án xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường Việt Nam. Trong đó, có việc xây dựng một trạm thu nhận ảnh vệ tinh và xử lý dữ liệu ảnh.
Theo bà Trần Thị Minh Hà, Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế - Bộ TN-MT, khi dự án trên đi vào hoạt động, đây là hệ thống giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường toàn diện, hiện đại nhất ở Việt Nam.
Qua ảnh vệ tinh, Việt Nam sẽ theo dõi, giám sát được môi trường, chẳng hạn như theo dõi nguy cơ cháy rừng, từ đó có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Ngoài ra, hệ thống còn hỗ trợ hoạt động tìm kiếm cứu nạn khẩn cấp, quan sát và hoạch định sử dụng đất nông nghiệp, giám sát các vùng biển và ven biển, nghiên cứu bảo vệ tài nguyên nước và rừng, nghiên cứu địa chất phục vụ khai thác khoáng sản và dầu mỏ...
Giam sat moi truong bang anh chup tu ve tinh
Sơ đồ hệ thống vệ tinh, trạm nhận hình ảnh, trạm xử lý dữ liệu và người sử dụng.

Kinh phí thực hiện Dự án là vốn ODA của Pháp dành cho Việt Nam với tổng số vốn gần 20 triệu euro. Ngay sau khi Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tháng 6/2005, Bộ TN-MT đã ký hợp đồng thương mại với Công ty EADS Defence and Communications Systems (DCS) của châu Âu để triển khai dự án. Chủ đầu tư là Trung tâm Viễn thám và Cơ quan chủ quản là Bộ TN-MT.

DCS sẽ cung cấp cho Việt Nam một trạm tiếp nhận hình ảnh từ các vệ tinh quan sát trái đất SPOT (Pháp) và ENVISAT của Cơ quan vũ trụ châu Âu, một trung tâm xử lý dữ liệu quốc gia và 15 cơ quan ứng dụng. Dự án kéo dài ba năm, bao gồm các công đoạn lắp đặt hệ thống, đào tạo, trợ giúp kỹ thuật, vận hành thử, bảo trì.
Đối tượng khai thác các cơ quan ứng dụng trên là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Viện Khoa học và Công nghệ VN, Tổng công ty dầu khí VN, Uỷ ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.

Bà Hà cũng cho biết thêm Bộ TN-MT đang đàm phán với các công ty khai thác vệ tinh SPOT và ENVISAT để mua ảnh vệ tinh với giá rẻ nhất. Cho tới nay, do không có trạm thu ảnh vệ tinh kỹ thuật nên Việt Nam thường phải đặt mua những hình ảnh này song phải sau một tháng mới có. Với dự án trên, Việt Nam sẽ có trạm thu vệ tinh kỹ thuật đầu tiên. Đây cũng là trạm đầu tiên ở Đông Nam Á thu được hình ảnh từ vệ tinh ENVISAT.
Giam sat moi truong bang anh chup tu ve tinh
Được phóng vào ngày 28/2/2002, Envisat là vệ tinh quan sát trái đất lớn nhất mà con người chế tạo. Nó mang theo 10 dụng cụ radar và quang học phức tạp để liên tục giám sát và quan sát đất, khí quyển, đại dương và các mũ băng của Trái đất. Mỗi ngày Envisat tạo ra 240 Gigabyte dữ liệu. Có khoảng 750 dự án khoa học thuộc mọi lĩnh vực đang sử dụng dữ liệu này cùng với những người sử dụng thương mại.
Giam sat moi truong bang anh chup tu ve tinh
Từ độ cao 800km, Envisat cung cấp thông tin về tình hình sử dụng đất, các cánh rừng và sa mạc hoá. Thậm chí, nó còn cung cấp dữ liệu về loại cây trồng đang được cánh tác, tình trạng phát triển cũng như dò hiện tượng lún đất trong các thành phố ở mức 1mm/năm. Ngoài ra nó còn giám sát mực nước biển, nhiệt độ mặt biển, sự phân bố các sinh vật phù du, chất ô nhiễm bên trên các thành phố.
Giam sat moi truong bang anh chup tu ve tinh
Hình ảnh Tp Hồ Chí Minh do vệ tinh Spot chụp.
Giam sat moi truong bang anh chup tu ve tinh
Vệ tinh Spot cũng có nhiệm vụ tương tự Envisat.
Share on :