Động Đất và Sóng Thần

Hai hiện tượng tự nhiên này là những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp của nhân loại.
        Bằng phương pháp nghiên cứu như phương pháp địa chất - địa mạo, địa vật lý, động đất, định vị toàn cầu GPS, mô hình hoá biến đổi thường ứng suất và sóng thần.... Các nhà khoa học nhận định chuyển động kiến tạo hiện đại là nguồn gốc sâu xa gây ra các thảm hoạ như động đất, sóng thần
        Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn. 
        Một chấn động đơn độc thường kéo dài không quá vài giây, những trận động đất nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa là 3 phút.


Động đất xảy ra tại thành phố Hualien của Đài Loan

Nguyên nhân nào gây ra động đất, sóng thần?
Cảnh hoang tàn sau động đất tại thành phố Kesennuma, tỉnh Miyagi, Nhật Bản. Ảnh: AP.
Sóng thần ở Nhật Bản
        Sóng thần là một loạt các đợt sóng biển cao và mạnh, tạo nên khi một thể tích lớn nước đại dương bị chuyển dịch nhanh chóng, với nguyên nhân sâu xa là do động đầt, lở đất hoặc núi lửa phun trào dưới đáy biển hoặc sự rơi của những thiên thạch lớn (hiếm và không mạnh), khi các sự kiện này sẩy ra dưới đáy biển sẽ gây ra cơn dư trấn tâm là nơi sẩy ra sự kiện, hậu quả đột ngột làm cột nước dâng cao và liên tục tùy thuộc vào độ mạnh yếu của cơn dư trấn.
        Sóng thần chủ yếu là động đất dưới biển,  nhiều khi không có ảnh hưởng gì lớn (trừ một số trận rất khủng khiếp) nên ít được chú ý hơn.
Theo Don Blakeman, một nhà địa vật lý của Trung tâm Thông tin Động đất quốc gia Mỹ, cho biết "Những trận động đất có cường độ thấp hơn 7,5 độ Richter thường không gây sóng thần. Tuy nhiên, đôi khi một cơn địa chấn 6 độ Richter có thể gây sóng thần trong phạm vi nhỏ, với sức tàn phá tương đối thấp".Cường độ động đất được đo theo hàm logarith, một cơn địa chấn 5 độ Richter tạo nên sóng địa chấn có biên độ lớn gấp 10 lần so với trận động đất 4 độ Richter.
 
Thời tiết không tác động đến sóng thần. Ảnh minh họa: acehtsunami.com.
Thời tiết không tác động đến sóng thần. Ảnh minh họa: acehtsunami.com.
         Động đất gây nên sóng thần khi hoạt động địa chất khiến đất dọc theo các đường phay (hay đường đứt gãy) di chuyển lên phía trên hoặc xuống phía dưới. Theo Blakeman, khi một số vùng thuộc đáy biển dịch chuyển theo chiều dọc (lên hoặc xuống), toàn bộ nước ở phía trên sẽ bị đẩy khỏi vị trí. Hiện tượng đó tạo nên “sóng năng lượng” khiến nước bị đẩy về các hướng.
         John Bellini, một nhà  địa vật lý của Cục Địa chất Mỹ, khẳng định những cơn địa chấn khiến đáy biển dịch chuyển theo phương ngang hiếm khi gây sóng thần dữ dội. Do các mảng kiến tạo địa tầng dịch theo phương ngang, nước ở phía trên chỉ bị nâng lên hoặc hạ xuống ở mức độ nhẹ. Vì thế sóng thần không hình thành.
        Chiều cao của một đợt sóng thần được quyết định bởi chuyến động theo phương thẳng đứng của đáy biển. Vì thế mọi thay đổi về địa hình của đáy biển có thể làm tăng hoặc giảm chiều cao của sóng thần khi nó di chuyển trên mặt biển.
“Khi lan tỏa ở đại dương, sóng thần thường di chuyển với tốc độ từ 800 tới 1.000 km mỗi giờ, gần bằng tốc độ của máy bay phản lực. Nhưng sóng thần di chuyển chậm dần khi tiến về phía đất liền. Hiện tượng nước rút đột ngột và mạnh khỏi bờ biển là dấu hiệu cho thấy sóng thần sắp tới”, Blakeman nói với tạp chí Life’s Little Mysteries.
        Đôi khi sóng thần xuất hiện theo từng cặp. Cơ quan Khí tượng và Địa vật lý Indonesia cho hay, hồi tháng 4 một cơn địa chấn 7,7 độ Richter gây nên hai đợt sóng thần. Thời tiết không tác  động tới sóng thần, bởi nguồn gốc sức mạnh của sóng thần là sự dịch chuyển của đáy biển.
        Cục Địa chất Mỹ  khẳng định, nếu muốn dự đoán sóng thần xuất hiện sau động đất hay không, các nhà khoa học nên đo chiều cao và năng lượng của sóng biển bằng cách sử dụng các cảm biến đo áp lực trong nước biển và chiều cao của thủy triều.
Sóng thần sẩy ra nhưng chỉ gây thiệt hại ở những vùng ven biển, đại dương, vào sâu trong đất liền hầu như không bị ảnh hưởng.
        Tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn như vừa nói, nhưng hậu quả của động đất và sóng thần rất to lớn. Động đất làm các công trình, nhà cửa bị phá huỷ, người chết kèm theo những hậu quả lở đất, hoả hoạn v.v… và sau đó là những vấn đề x ã hội. Hậu quả sẽ nhân lên khi động đất xảy ra ở nơi có nhà máy điện hạt nhân chẳng hạn…
        Sóng thần cao hàng chục mét có thể cuốn mọi thứ ra biển khơi.

Làm thế nào để biết trước động đất và sóng thần?

        Động đất được ví như kẻ địch không hề tuyên chiến như bão lũ và dù khoa học đã rất tập trung nghiên cứu với sự phối hợp của nhiều ngành khoa học: địa chấn học, kiến tạo học, địa vật lý kể cả hoá học và sinh học nữa nhưng kết quả vẫn rất khiêm tốn, nếu như không muốn nói rằng khoa học vẫn đang bất lực.
Ngay trước thời gian động đất hoặc sóng thần xảy ra người ta thường quan sát thấy có các dầu hiệu ở động vật vì rất có thể chúng cảm nhận dựoc những thay đổi bất thường về trường tĩnh điện, hạ âm… song không hoàn toàn là những dự báo đáng tin cậy.
        Các chuyên gia địa chất cho rằng “Dự báo thành phố nào sẽ bị động đất và sóng thần rất quan trọng, nhưng không quan trọng bằng làm thế nào để chúng không gây ra tổn thất quá lớn”. Có nghĩa là không ngoan nhất là tìm cách sống chung với động đất.
Sóng thần cũng không thể dự báo được chính xác hoàn toàn song vì là hậu quả của động đất nên có thể biết trước được ít nhiều. Tại nhiều vùng ven biển người ta dã xây dựng những hệ thống cảnh bảo sóng thần để các cơ quan chuyên môn căn cứ vào sự phát hiện của dụng cụ đo, thông báo thường xuyên cho nhân dân.


Nguyên nhân nào gây ra động đất, sóng thần?
Hình ảnh sóng thần tấn công Nhật Bản sau động đất. Ảnh: NHK.
4. Có những phương pháp nào để chống động đất và sóng thần ?

       Như đã nói, không thể bỏ một vùng đang sinh sống, ngay khi là nơi động đất xảy ra khá thường xuyên mà phải tìm cách “chung sống” với nó một cách chủ động.
Chủ động là:
- Về mặt chính quyền cần tuyên truyền, phổ biến nâng cao hiểu biết của cộng đồng về động đất và các giải pháp phòng, tránh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đưa vào chương trình giảng dạy của các cấp học; tổ chức hội thảo, tập huấn nâng cao nhận thức của cộng đồng để người dân hiểu biết, chuẩn bị và có phản ứng kịp thời khi xảy ra động đất.
- Khi xây dựng các công trình công cộng, công trình cao tầng và các công trình công nghiệp quan trọng phải tính đến yếu tố động đất và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật trong vùng có nguy cơ động đất.
- Thành lập Ban chỉ đạo ứng phó với động đất, lập kế hoạch và tổ chức diễn tập phòng, tránh động đất trên từng địa bàn dân cư.
       Ở nước ta đẫ có những thông tư cụ thể của Chính phủ về vấn đề này từ lâu, song việc triên khai quá chậm chạp và không kiên quyết nên chưa làm được gì nhiều. Việc diễn tập cho quần chúng là hết sức cần thiết.
        Về nguy cơ sóng thần, cấn có hệ thống cảnh báo ở ven biển, theo dõi thường xuyên và sát sao, hướng dẫn cho cộng đồng những việc làm cấp thiết khi sóng thần xuất hiện từ xa. Ở nhiều nước, người ta xây dựng những bức tường chống sóng thần cao và chắc chắn tại các vùng ven biển đông dân cư, trồng những khu rừng phòng hộ để giảm bớt năng lượng phá hoại của sóng.
Share on :