Nghiên cứu khai thác và sử dụng năng lượng gió ở Việt Nam – Những vấn đề đang tồn tại và cần phải giải quyết
Hiện tại,một trong những điểm còn trống trong việc nghiên cứu, khai thác, sử dụng năng lượng gió ở Việt Nam là cần thiết xây dựng bản đồ năng lượng kỹ thuật của gió.
Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20, đã có chương trình năng lượng mới của Nhà nước, chủ yếu tập trung nghiên cứu khí hậu năng lượng gió. Những năm 90, Trung tâm nghiên cứu thiết bị và nhiệt và năng lượng tái tạo thuộc trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu việc sử dụng năng lượng gió để phát điện, bơm nước, ca nô chạy bằng sức gió. Tuy nhiên, các thiết bị này công suất thấp từ vài trăm đến dưới 1000w. Song song với việc điều tra cơ bản, một số nhà kỹ thuật đã chế tạo hoặc nhập khẩu các thiết bị chạy bằng sức gió với công suất cỡ từ vài trăm đến 2000w và đã lắp đặt ở một vài nơi. Cũng ngay từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, một số nhà đầu tư và chuyên gia vè năng lượng gió của Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Italia, Mỹ… đã tiếp xúc và tìm hiểu nguồn năng lượng gió ở Việt Nam, cũng đã đề xuất hợp tác hoặc tài trợ, xây dựng các trạm phát điện sức gió ở đảo Bạch Long Vĩ do Tây Ban Nha tài trợ. Đây là trạm phát điện công suất lớn hoạt động đầu tiên ở Việt Nam.
Nguồn năng lượng kỹ thuật gió ở Việt Nam như thế nào? Đó là câu hỏi lớn còn chưa được minh chứng của các nhà đầu tư và chuyên gia năng lượng gió, bởi những nghiên cứu, tính toán năng lượng khí hậu của gió không đủ điều kiện cho việc đầu tư các trạm phát điện gió, đặc biệt là các trạm có công suất lớn. Đó là cần biết tốc độ gió đủ để khởi động turbine, tần suất và thời gian tồn tại của tốc độ gió trung bình.
Để án được nêu ra và sản phẩm của nó sẽ là lời giải cho các nhà kỹ thuật thiết kế và lắp đặt các thiết bị tương ứng cho các trạm phát điện sức gió.
Khai thác, sử dụng năng lượng gió là hướng ưu tiên của đất nước
Kế hoạch phát triển nguồn điện đến năm 2010 của Tổng Công ty điện lực Việt Nam có nêu: Chú trọng phát triển thủy điện nhỏ, điện mặt trời, điện gió ở những vùng xa xôi, hẻo lánh.
Phát triển, khai thác sử dụng năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng gió được đề cập đến trong chính sách phát triển nông thôn, miền núi phục vụ xóa đói, giảm nghèo.
Dự án về năng lượng gió là một trong những vấn đề ưu tiên tài trợ từ GEF/SPG trong lĩnh vực biến đổi khí hậu.
Tầm quan trọng về mặt tính khoa học của nghiên cứu, về nội dung nghiên cứu, về sản phẩm nghiên cứu
Về mặt khao học của nghiên cứu: Như đã nêu ở trên, hiện tại chỉ có một tính toán mang tính chất khí hậu của năng lượng gió. Điều đó chỉ cho biết bức tranh chung và khái quát tiềm năng năng lượng gió ở Việt Nam. Ys nghĩa khao học của đề án chính là tính toán và xây dựng bản đồ năng lượng kỹ thuật của gió tại các điểm của vùng cụ thể. Hơn nữa, xác định độ cao trong lớp sát đất (dưới 100m) mà ở đó năng lượng gió tối ưu cho việc lắp đặt turbine với công suất tương ứng.
- Về nội dung kỹ thuật nghiên cứu: bổ sung vào khoảng trống mà hiện tại các tính toán năng lượng kỹ thuật của gió chưa được đề cập đến.
- Về sản phẩm của nghiên cứu: đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các nhà đầu tư, các chuyên gia năng lượng gió, để đánh giá, xây dựng trạm điện gió công suất lớn.
Tầm quan trọng đối với xã hội
Phục vụ cho việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo mà mạng lưới điện khó hoặc không có thể vươn tới được. Tạo nguồn điện cho các hộ dân cư cá lẻ, phân tán để phát triển kinh tế gia đình. Phục vụ cho sản xuất chế biến nông sản, hải sản quy mô nhỏ, vận hành động cơ quạt nước cho các vùng nuôi trồng thủy sản ở ven biển.
Tiềm năng khí hậu của năng lượng gió ở Việt Nam(ở độ cao 10m)
Tiềm năng năng lượng gió phụ thuộc vào tốc độ gió trung bình và hệ số năng lượng mẫu k. Do sự phân hoá của tiềm năng năng lượng gió phụ thuộc chủ yếu vào sự phân hoá tốc độ gió trung bình, nên nó chung sự phân bố của năng lượng gió tương tự sự phân bố của tốc độ gió trung bình.
Phân bố tổng năng lượng gió trên lãnh thổ Việt Nam [3] là:
tiềm năng năng lượng gió tăng từ đất liền ra ngoài khơi; và có xu hướng giảm khi càng gần xích đạo. Tiềm năng năng lượng lớn nhất tại các đảo phía Đông lãnh thổ, tổng năng lượng năm W> 400 Kwh/m2, trên các đảo xa bờ. Tại các đảo phía Nam giảm dần chỉ từ 400 – 900 Kwh/m2 . Ở vùng ven biển có tiềm năng đáng kể. Trên các bờ biển thoáng gió của Bắc Bộ và Trung Bộ , tiềm năng từ 800 – 1000 Kwh/m2, ven biển phía đông Nam Bộ từ 600 – 800 Kwh/m2 và giảm đi ở ven biển phía Nam và phía Tây.Ở Đồng bằng Bắc Bộ theo chiều từ trung du ra biển tiềm năng năng lượng gió tăng từ 250 đến 800 – 1000 Kwh/m2. Trên dải đồng bằng hẹp Trun g Bộ, nơi mà dãy Trường Sơn hạ xuống thấp, tiềm năng khs phong phú, khoảng 700 – 800 Kwh/m2 , có nơi tới 1000 Kwh/m2. Những khu vực bị ảnh hưởng bởi sự che chắn của khối núi đồ sộ Hoàng Liên Sơn như phía Tây Quảng Nam – Quảng Ngãi, chỉ vài ba trăm Kwh/m2. Ở Đồng bằng Đông Nam Bộ sự phân bố năng lượng gió đồng đều hơn, khoảng 300 – 450 Kwh/m2 và tăng lên đến 500 – 600 Kwh/m2 khi ra gần tới biển.
Ở trung du và núi thấp W nhỏ có giá trị dưới 200 Kwh/m2. Vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ tiềm nưng lớn hơn vùng núi Tây Bắc và vùng núi phía Bắc. Ở Tây Nguyên, mặc dù gió không mạnh,nhưng do hệ số năng lượng mẫư k tương đối lớn nên tiềm năng tương đối khá, trên cao nguyên thoáng , W có thể đạt 600 Kwh/m2.
Diễn biến của mật độ năng lượng gió năm
Phân bố năng lượng gió trung bình năm là thông tin quan trọng ban đầu đối với mục điích sử dụng và phương thức khai thác nguồn tiềm năng này đối với điều kiện cụ thể của từng địa phương.
biến trình năm của năng lượng gió có dạng như biến trình năm của tốc độ gió. Cụ thể : tại các đảo phía Đông, ưu thế năng lượng gió phụ thuộc về gió Đông Bắc, cực đại chính vào đầu mùa gió với mật độ trung bình tại các đảo xa bờ > 6000w/m2, trong suốt mùa gió mùa Đông Bắc > 550 w/m2, gần bờ tháng lớn nhất > 200 w/m2, tháng nhỏ nhất cũng >100 w/m2.
trên đất liền ở Bắc Bộ, tiềm năng trong mùa gió mùa Đông Bắc nói chung vẫn chiếm ưu thế hơn gió mùa Đông nam với tháng lớn nhất > 100 w/m2, ở ven biển tới 150 w/m2 và giảm xuống 50 w/m2 khi đi sâu vào đất liền giáp vùng trung du. Ở vùng núi thấp Tây Bắc và vùng núi phía Bắc không vượt quá 40 w/m2; vùng núi thấp Đông Bắc Bộ > 70 w/m2. Cực đại thứ hai ở Đồng bằng Bắc Bộ thường vào giữa màu gió mùa Đông Nam với giá trị khá cao,có khi vượt cức đại mùa đông, nhưng thời gian xuất hiện năng lượng lớn lại rất ngắn.
Ở Trung Bộ, những vị trí nằm sát biển , tiềm năng năng lượng gió trong gió mùa Đông Bắc vẫn chiếm ưu thế với tháng lớn nhất từ 100 – 200 w/m2, vào đất liền , ưu thế chuyển dần sang gió mùa Tây Nam.
Ở Tây Nguyên , tiềm năng gió màu Đông Bắc xhiếm ưu thế, tuy nhiên ở các vị trí thấp , do địa hình nên trong năm gió Tây Nam mạnh hơn gió Đông Bắc.
ở Nam Bộ, vai trò của cả hai mùa gió đều gió rệt. Ở ven biển phía Đông, cực đại trong biến trình vào mùa gió Đông Bắc với tháng lớn nhất từ 100 – 150 w/m2. Ở đồng bằng , biến trình có 2 cực trị vào giữa 2 mùa gió, càng sang phía Tây gió Đông Bắc yếu dần. Ở phía Tây Nam Bộ biến trình năm của năng lượng gió chỉ còn một cực đại vào giữa mùa gió Tây Nam với tháng lớn nhất khoảng 100 - 200 w/m2.