Phương pháp xác định tọa độ VN2000 bằng định vị GPS cầm tay

 Lược sử Hệ VN-2000

Một trong những vấn đề mà rất nhiều các anh chị em trong ngành thường thắc mắc là việc sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ VN-2000 khi thực hiện dữ liệu bản đồ. Trong số này, chúng tôi xin giới thiệu với độc giả những thông tin chung về VN-2000 và những thông tin cập nhật mới nhất.

 

Hệ quy chiếu và hệ tọa độ VN-2000 được chính thức đưa vào áp dụng trên toàn quốc khoảng từ tháng 8 năm 2000 theo quyết định số 83/2000/QĐ-TTg do thủ tướng Phan Văn Khải ký ngày 12 tháng 7 năm 2000. Cũng theo quyết định này, VN-2000 sử dụng ellipsoid WGS-84 quốc tế và lưới chiếu sử dụng là lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM quốc tế. Từ đó VN-2000 chính thức thay thế HN-72.
Kế sau quyết định này, vào ngày 20 tháng 6 năm 2001, Tổng cục Địa chính đã có thông tư số 973/2001/TT-TCĐC nhằm hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000. Độc giả có nhu cầu có thể tham khảo thêm thông tư này để có thể áp dụng vào công tác của mình.
Gần đây nhất, vào ngày 27 tháng 02 năm 2007, Bộ Tài nguyên Môi trường đã ký quyết định 05/2007/QĐ-BTNMT về sử dụng các tham số tính chuyển giữa hệ tọa độ quốc tế WGS-84 và hệ tọa độ quốc gia VN-2000. Trong quyết định này Bộ Tài nguyên Môi trường đã công bố 3 tham số dịch chuyển gốc tọa độ, 3 tham số góc xoay trục tọa độ và hệ số tỉ lệ chiều dài nhằm phục vụ cho công tác tính chuyển tọa độ và chuyển đổi tọa độ bản đồ qua lại giữa hai hệ nêu trên.

Xác định tọa độ VN2000 bằng định vị GPS cầm tay


Do tính năng tiện lợi, cơ động và dễ sử dụng nên ngày nay máy định vị GPS cầm tay đang được sử dụng ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực có liên quan đến đo đạc bản đồ. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng thiết bị này để xác định hệ tọa độ và hệ quy chiếu quốc gia VN-2000 ở nhiều nơi đang còn nhiều bất cập và thiếu tính nhất quán; một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là do người sử dụng thiếu thông tin cài đặt trên phần mềm của máy định vị GPS cầm tay.
Bài viết này được tổng hợp dựa trên một số tài liệu có liên quan và những kinh nghiệm thực tế với hy vọng giúp bạn có thể tự cài đặt trên máy định vị GPS cầm tay để sử dụng xác định toạ độ điểm đứng theo hệ VN-2000.

Hệ thống GPS (Global Posityoing System) được thiết lập mạng lưới vệ tinh trong không gian bao quanh trái đất để cung cấp thông tin về vị trí và thời gian ở mọi lúc, mọi nơi trên trái đất và trong mọi điều kiện thời tiết. Cấu trúc của hệ thống này bao gồm 3 đoạn hoạt động (không gian, điều khiển và sử dụng), trong đó các máy GPS nói chung là những thiết bị thành phần nằm trong đoạn sử dụng nhằm thực hiện chức năng thu tín hiệu từ vệ tinh và xử lý các thông tin về vị trí và thời gian thuộc hệ thống đang quản lý để đáp ứng nhu cầu sử dụng cho nhiều mục đích.

Hệ thống GPS nhận hệ tọa độ thế giới WGS-84 (World Geodetic System 1984) làm cơ sở hoạt động. Sở dĩ trong các máy định vị GPS cầm tay có nhiều hệ tọa độ của nhiều quốc gia là do những quốc gia đó có hệ tọa độ được định vị trên Ellipsoid của hệ tọa độ thế giới WGS-84; khi tham gia khai thác sử dụng hệ thống định vị GPS, các nước đó đã đăng ký với nhà chế tạo tham số dịch chuyển để được xác định tuyệt đối hệ tọa độ của quốc gia mình thông qua màn hình tiện ích của máy định vị.

Hệ tọa độ VN-2000 cũng được định vị trên Ellipsoid của hệ tọa độ thế giới WGS-84 và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Quyết định số 05/2007/QĐ-BTNMT ngày 27/02/2007 về công bố tham số dịch chuyển gốc tọa độ VN-2000 với các đại lượng như sau:

”X = -191.90441429 (mét) ; ”Y = -39.30318279(mét); ”Z = -111.45032835 (mét)

Các máy định vị GPS cầm tay thường sử dụng cho các ứng dụng có độ chính xác thấp (5-10m) vì tính năng cơ học của máy chỉ cung cấp tọa độ theo phương pháp định vị tuyệt đối, nên việc cài đặt các thông số nêu trên có thể làm tròn đến đơn vị mét. Mặt khác theo Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20/6/2001 của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) về hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 thì việc phân mảnh bản đồ theo hệ VN-2000 cho từng loại tỷ lệ còn phụ thuộc vào độ lớn của từng múi chiếu (30 hoặc 60) nên khi cài đặt các tham số dịch chuyển trên máy định vị GPS cầm tay cần phải lưu ý đến sự tương thích khi sử dụng ứng với từng nhóm tỷ lệ bản đồ.

Trong trường hợp điển hình, việc cài đặt sử dụng trên máy GPS cầm tay hiệu Map 60CSX được thực hiện như sau:

DX = -191.90441429 (mét);

DY = -39.30318279 (mét);

DZ = -111.45032835 (mét).

* Đối với nhóm các loại bản đồ có tỷ lệ từ 1/10000 đến lớn hơn (múi chiếu 30)

Bật máy dùng nút Page chọn Menu và tìm thư mục Setup màn hình xuất hiện:

- Chức năng Time (thời gian) thiết lập

24 h

other

+ 07h00

- Chức năng Units:

+ Hộp Position Format chọn User UTM Grid để thiết lập thông số:

E 107045.000' (Đối với Quảng Nam)

+ 0.9999000

+ 500000.0 m

0.0 m

+ Hộp Map Datum chọn User để thiết lập thông số :

DX : - 192 m

DY : - 39 m

DZ : - 111 m

DA : 0.0 m

DF : 0.0

Kết thúc các thao tác chọn chức năng Save để ghi lại và dùng nút Page về màn hình chính để thực hiện các chế độ đo bình thường.

* Đối với nhóm các loại bản đồ có tỷ lệ từ 1/25000 đến nhỏ hơn (múi chiếu 60)

Trong trường hợp này thì việc cài đặt các tham số dịch chuyển trên máy định vị GPS cầm tay vẫn được tiến hành như các nội dung và thao tác nêu trên. Riêng tại thư mục User UTM Grid cần thay đổi thông số Scale = + 0,9996 và kinh tuyến trục Longitude Origin = E 1050 hoặc E 1110 hoặc E 1170 tuỳ theo vị trí bản đồ đang ở múi chiếu thứ 48(1020-1080), 49(1080-1140) hay 50(1140-1200).

Với những thao tác cơ bản nêu trên thì việc cài đặt tham số dịch chuyển ở các dòng máy GPS cầm tay khác cũng có thể làm tương tự. Trong quá trình tác nghiệp cần định vị tối thiểu ít nhất là 03 vệ tinh trở lên nhằm đa dạng đồ hình quan sát để tránh sự bất biến của trị đo, đồng thời xác định những giá trị tin cậy nhất.
Share on :