Sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, Nhà nước và nhân dân đã có những cố gắng hết sức to lớn để khắc phục những hậu quả phức tạp về môi trường do 30 năm chiến tranh xâm lược đã để lại trên đất nước ta. Tới cuối thập kỷ 1980 đi vào thực hiện đường lối đổi mới, nhận thức rằng sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội với qui mô lớn, tốc độ cao có thể gây cho đất nước những tác động nghiêm trọng về môi trường, Đảng và Nhà nước ta đã liên tục đề xuất và chỉ đạo thực hiện nhiều chủ trương quan trọng về bảo vệ môi trường (BVMT) và phát triển bền vững (PTBV). Cụ thể là đã ban hành các kế hoạch quốc gia, chỉ thị và chiến lược sau đây:
Kế hoạch quốc gia về MT và PTBV, ban hành năm 1991.
Kế hoạch hành động quốc gia về MT, do bộ KHCN&MT xây dựng năm 1995.
Chỉ thị 36 TW của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN, về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, ban hành năm 1998
Chiến lược quốc gia BVMT, do Bộ KHCN&MT xây dựng năm 2000.
Kế hoạch hành động quốc gia về MT, do bộ KHCN&MT xây dựng năm 2001.
Kế hoạch quốc gia về MT và PTBV, ban hành năm 1991.
Kế hoạch hành động quốc gia về MT, do bộ KHCN&MT xây dựng năm 1995.
Chỉ thị 36 TW của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN, về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, ban hành năm 1998
Chiến lược quốc gia BVMT, do Bộ KHCN&MT xây dựng năm 2000.
Kế hoạch hành động quốc gia về MT, do bộ KHCN&MT xây dựng năm 2001.
Thực hiện kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững, 1991-2000
Kế hoạch Quốc gia về MT và PTBV, được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định ban hành ngày 12/6/1991, là văn bản của Nhà nước lần đầu tiên chính thức đề cập tới chủ chương phát triển (PTBV). Kế hoạch có mục đích tạo nên khuôn khổ hành động cho việc qui hoạch và quản lý môi trường ở cấp quốc gia, địa phương, và ngành, từ đó xác định các các hoạt động cụ thể về BVMT và PTBV trong giai đoạn 1991-2000. Hai mục tiêu lớn của Kế hoạch là: thỏa mãn những nhu cầu cơ bản về cuộc sống vật chất, tinh thần và văn hóa của các thế hệ người Việt Nam hiện tại và tương lai; xây dựng và thực hiện chính sách, kế hoạch hành động và cơ chế tổ chức đảm bảo phát triển bền vững. Về nội dung cụ thể Kế hoạch có 3 phần lớn: khuôn khổ về thể chế, luật pháp và chính sách; chương trình hành động và chương trình hỗ trợ.
* Xây dựng và thực hiện các thể chế, luật pháp và chính sách BVMT, PTBV
Về khuôn khổ thể chế, luật pháp và chính sách Kế hoạch xác định 8 việc lớn: (1) Thành lập hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường; (2) Xây dựng chính sách và luật pháp môi trường; (3) Mạng lưới thu thập số liệu và quản lý thông tin môi trường; (4) Lập kế hoạch tổng thể phát triển tài nguyên; (5) Xây dựng chiến lược phát triển bền vững các cấp, ngành; (6) Triển khai qui định đánh giá tác động môi trường; (7) Quản lý tai biến môi trường; (8) Monitoring và xây dựng chiến lược môi trường.
* Thực hiện các chương trình hành động về MT và PTBV
Kế hoạch Quốc gia về MT và PTBV đã xác định 7 chương trình hành động: (1) Phát triển đô thị và dân số; (2) Quản lý tổng hợp lưu vực; (3) Kiểm soát ô nhiễm và kiểm soát chất thải; (4) Lập kế hoạch quản lý tổng hợp các vùng ven biển; (5) Duy trì tính đa dạng sinh học; (6) Bảo vệ các vùng đất ngập nước; (7) Xây dựng các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
* Thực hiện các chương trình hỗ trợ về MT và PTBV
Kế hoạch hành động quốc gia về MT và PTBV đã đề ra 2 chương trình hỗ trợ: (1) Giáo dục, đào tạo, mở rộng và nâng cao nhận thức; (2) Hợp tác quốc tế. Hai chương trình này đã được thực hiện như sau:
Giáo dục môi trường (GDMT) hiểu theo nghĩa rộng đã được tiến hành trên 3 mặt: GDMT trong hệ thống các nhà trường; nâng cao nhận thức về MT và PTBV cho đông đảo cán bộ và nhân dân; đào tạo, bồi dưỡng chuyên viên khoa học, công nghệ và quản lý môi trường. Trên cả 3 mặt này đều đã thu được nhiều kết quả tốt. Trong hệ thống các nhà trường GDMT đã trở thành một nội dung được giảng dạy theo phương thức lồng ghép với các môn học liên quan, hoặc như một giáo trình chính khóa. Một số chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy theo phương thức lồng ghép về GDMT đang được triển khai với tính chất thực nghiệm trong một số trường ở nhiều cấp học khác nhau. Hoạt động nâng cao nhận thức môi trường đã được triển khai rộng rãi với sự tích cực tham gia của các cơ quan quản lý môi trường, các cơ sở khoa học, các tổ chức và đoàn thể xã hội và cơ quan thông tin đại chúng. Công tác đào tạo chuyên viên môi trường ở trình độ đại học và sau đại học đã được triển khai tại nhiều trường đại học và viện nghiên cứu khoa học. Hàng trăm lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho các chuyên viên các cơ quan liên quan tới nhiệm vụ BVMT, PTBV đã được tổ chức ở cấp trung ương cũng như tại địa phương. Hàng trăm cán bộ đã dự các khóa tập huấn, bồi dưỡng về lý luận và kinh nghiệm BVMT, PTBV tại nước ngoài.
Hoạt động hợp tác quốc tế về BVMT và PTBV đã phát triển mạnh mẽ. Năm 1999 Bộ KHCN&MT đã cùng Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) tiến hành một đợt nghiên cứu tổng kết các hoạt động tài trợ và hợp tác quốc tế về môi trường tại nước ta (Bộ KHCN&MT, 1999). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 10 năm từ 1985 tới năm 2000 thông qua hợp tác quốc tế về môi trường, nước ta đã nhận được tài trợ khoảng 1 tỷ đô la Mỹ. Tài trợ này đã được Việt Nam sử dụng để giải quyết các vấn đề về quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, ô nhiễm đô thị và khu công nghiệp, thực hiện các công ước quốc tế về biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức MT và PTBV. Trước năm 1995 phần lớn các dự án hợp tác và tài trợ thiên về tài nguyên đất, nước, rừng, đa dạng sinh học chiếm 70-80% kinh phí tài trợ. Sau 1995 tỷ lệ các đề tài về ô nhiễm đô thị và công nghiệp đã tăng thêm. Tình trạng này một phần do chủ trương của Nhà nước Việt Nam, một phần do sự gia tăng nhanh chóng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
* Xây dựng và thực hiện các thể chế, luật pháp và chính sách BVMT, PTBV
Về khuôn khổ thể chế, luật pháp và chính sách Kế hoạch xác định 8 việc lớn: (1) Thành lập hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường; (2) Xây dựng chính sách và luật pháp môi trường; (3) Mạng lưới thu thập số liệu và quản lý thông tin môi trường; (4) Lập kế hoạch tổng thể phát triển tài nguyên; (5) Xây dựng chiến lược phát triển bền vững các cấp, ngành; (6) Triển khai qui định đánh giá tác động môi trường; (7) Quản lý tai biến môi trường; (8) Monitoring và xây dựng chiến lược môi trường.
* Thực hiện các chương trình hành động về MT và PTBV
Kế hoạch Quốc gia về MT và PTBV đã xác định 7 chương trình hành động: (1) Phát triển đô thị và dân số; (2) Quản lý tổng hợp lưu vực; (3) Kiểm soát ô nhiễm và kiểm soát chất thải; (4) Lập kế hoạch quản lý tổng hợp các vùng ven biển; (5) Duy trì tính đa dạng sinh học; (6) Bảo vệ các vùng đất ngập nước; (7) Xây dựng các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
* Thực hiện các chương trình hỗ trợ về MT và PTBV
Kế hoạch hành động quốc gia về MT và PTBV đã đề ra 2 chương trình hỗ trợ: (1) Giáo dục, đào tạo, mở rộng và nâng cao nhận thức; (2) Hợp tác quốc tế. Hai chương trình này đã được thực hiện như sau:
Giáo dục môi trường (GDMT) hiểu theo nghĩa rộng đã được tiến hành trên 3 mặt: GDMT trong hệ thống các nhà trường; nâng cao nhận thức về MT và PTBV cho đông đảo cán bộ và nhân dân; đào tạo, bồi dưỡng chuyên viên khoa học, công nghệ và quản lý môi trường. Trên cả 3 mặt này đều đã thu được nhiều kết quả tốt. Trong hệ thống các nhà trường GDMT đã trở thành một nội dung được giảng dạy theo phương thức lồng ghép với các môn học liên quan, hoặc như một giáo trình chính khóa. Một số chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy theo phương thức lồng ghép về GDMT đang được triển khai với tính chất thực nghiệm trong một số trường ở nhiều cấp học khác nhau. Hoạt động nâng cao nhận thức môi trường đã được triển khai rộng rãi với sự tích cực tham gia của các cơ quan quản lý môi trường, các cơ sở khoa học, các tổ chức và đoàn thể xã hội và cơ quan thông tin đại chúng. Công tác đào tạo chuyên viên môi trường ở trình độ đại học và sau đại học đã được triển khai tại nhiều trường đại học và viện nghiên cứu khoa học. Hàng trăm lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho các chuyên viên các cơ quan liên quan tới nhiệm vụ BVMT, PTBV đã được tổ chức ở cấp trung ương cũng như tại địa phương. Hàng trăm cán bộ đã dự các khóa tập huấn, bồi dưỡng về lý luận và kinh nghiệm BVMT, PTBV tại nước ngoài.
Hoạt động hợp tác quốc tế về BVMT và PTBV đã phát triển mạnh mẽ. Năm 1999 Bộ KHCN&MT đã cùng Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) tiến hành một đợt nghiên cứu tổng kết các hoạt động tài trợ và hợp tác quốc tế về môi trường tại nước ta (Bộ KHCN&MT, 1999). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 10 năm từ 1985 tới năm 2000 thông qua hợp tác quốc tế về môi trường, nước ta đã nhận được tài trợ khoảng 1 tỷ đô la Mỹ. Tài trợ này đã được Việt Nam sử dụng để giải quyết các vấn đề về quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, ô nhiễm đô thị và khu công nghiệp, thực hiện các công ước quốc tế về biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức MT và PTBV. Trước năm 1995 phần lớn các dự án hợp tác và tài trợ thiên về tài nguyên đất, nước, rừng, đa dạng sinh học chiếm 70-80% kinh phí tài trợ. Sau 1995 tỷ lệ các đề tài về ô nhiễm đô thị và công nghiệp đã tăng thêm. Tình trạng này một phần do chủ trương của Nhà nước Việt Nam, một phần do sự gia tăng nhanh chóng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
Chính sách, chiến lược và kế hoạch MT và PTBV sau năm 1992
Sau năm 1992 Đảng và Nhà nước đã xây dựng, ban hành và chỉ đạo thực hiện các chính sách, chiến lược BVMT, PTBV sau đây:
Chỉ thị về “Tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa” do Bộ Chính trị BCHTW ĐCSVN ban hành 25/6/1998. Với tính chất là một văn bản về đường lối chính sách Chỉ thị đã nêu các vấn đề môi trường cấp bách hiện nay và trong các năm tới của nước ta, phân tích nguyên nhân sâu xa của các vấn đề này và xác định 7 giải pháp lớn để giải quyết. Bộ KHCN&MT đã xây dựng 4 chương trình hành động để thực hiện giải pháp này. Trong khoảng 2 năm qua các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, các cơ sở khoa học, công nghệ, giáo dục về đào tạo môi trường đã triển khai hàng loạt công tác theo các định hướng của chỉ thị.
Chiến lược BVMT giai đoạn 2001-2010, do Bộ KHCN&MT soạn thảo và trình Thủ tướng Chính Phủ ban hành năm 2000. Chiến lược đã điểm lại các kết quả thực hiện Kế hoạch Quốc gia về MTPTBV 1991-2000, trình bày các vấn đề gay cấn về môi trường hiện nay ở trong nước và trên thế giới, xác định mục tiêu phấn đấu về môi trường hiện nay trong cả nước ta trong 10 năm tới, phương thức và biện pháp thực hiện các mục tiêu này. Chiến lược cũng đã xác định 21 chương trình hành động cụ thể về BVMT. Chiến lược sẽ được Chính phủ xét duyệt và ban hành trong thời gian tới.
Kế hoạch hành động về môi trường, giai đoạn 2001-2005, do Bộ KHCN&MT soạn thảo và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành vào đầu năm 2001. Kế hoạch đã xác định mục tiêu BVMT, PTBV trong 5 năm tới; đã xác định các hoạt động ưu tiên của kế hoạch: kiểm soát ô nhiễm; bảo vệ đa dạng sinh học; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; tăng cường năng lực quản lý môi trường; khuyến khích sự tham gia của công chúng trong BVMT; phương pháp thực hiện kế hoạch; gắn kết BVMT với phát triển kinh tế – xã hội; đầu tư cho BVMT; các vấn đề pháp chế, kiểm tra và đánh giá môi trường.
Vấn đề lồng ghép phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường
* Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên
Việt Nam bước vào thế kỷ 21với một sự tăng trưởng kinh tế đáng kích lệ. Đất nước đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sau 10 năm (1990-2000) tăng gấp đôi. Tích lũy nội bộ của nền kinh tế từ mức không đáng kể đến năm 2000 đạt 25% GDP. Từ tình trạng khan hiếm, sản xuất không đáp ứng được nhu cầu thiết yếu, nay đã đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm, nhiều loại tiêu dùng, có dự trữ và có xuất khẩu ngày càng tăng; cung cấp năng lượng và phần lớn vật liệu xây dựng. Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội phát triển khá nhanh. Cơ cấu nền kinh tế có bước chuyển dịch tích cực. Trong GDP, tỷ trọng nông nghiệp từ 38,7% giảm xuống 25%, công nghiệp tăng từ 22,7% lên 34,5%, dịch vụ tăng từ 38,6% lên 40,5%.
* Vấn đề lồng ghép các xem xét môi trường vào các qui hoạch phát triển bền vững
Mục tiêu phấn đấu của đất nước được Đảng và Nhà nước xác định là: “từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nướccông nghiệp”.
Khác với nhiều nước trong khu vực, sự phát triển sản xuất ở Việt Nam lại diễn ra trong bối cảnh mức tăng dân số và tỷ lệ đói nghèo cao, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, công nghệ sản xuất lạc hậu cùng với sự chưa quan tâm đúng mức các vấn đề môi trường của các nhà hoạch định chính sách. Bối cảnh ấy càng làm xấu đi bức tranh hiện trạng môi trường của đất nước.
Trên thực tế, có nhiều dự án được triển khai phù hợp với qui hoạch phát triển của địa phương, nhưng khi các nhà quản lý môi trường tiến hành thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường mới thấy rằng các dự án này hoàn toàn không lợi về mặt môi trường, thậm chí còn gây nhiều tác động xấu về môi trường.
* Qui trình xây dựng các qui hoạch phát triển hiện nay
Hệ thống qui hoạch phát triển ở nước ta hiện nay được phân theo cấp hành chính ở trung ương và địa phương, theo đó:
Ở cấp trung ương
– Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế – phát triển của quốc gia: là qui hoạch chung của đất nước, được xây dựng và tổng hợp từ cơ sở lên thông qua qui hoạch phát triển của các ngành và qui hoạch các vùng, lãnh thổ theo các định hướng phát triển;
– Qui hoạch phát triển các ngành kinh tế – xã hội.
Ở cấp địa phương
– Qui hoạch tổng thể các vùng lãnh thổ;
– Qui hoạch phát triển địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
* Vấn đề lồng ghép yếu tố môi trường vào qui hoạch phát triển
Vấn đề ghép yếu tố môi trường vào trong các qui hoạch phát triển đã trở thành một yêu cầu cấp bách. Song đây lại là một qui trình khó khăn, phức tạp, xuất phát từ nguyên nhân sau:
– Các nhà hoạch định chính sách và lập kế hoạch thường chưa nhận thức đầy đủ sự cần thiết của việc gắn kết các cân nhắc về môi trường vào quy hoạch phát triển. Trong khi đó, các nhà quản lý môi trường lại thường “đứng ngoài” quá trình xây dựng phát triển đó.
– Nhiều ngành kinh tế phát triển nhanh gây áp lực lớn đến môi trường như ngành công nghiệp, khai thác khoáng sản, giao thông vận tải, nhưng khi lập quy hoạch phát triển lại hầu như không đề cập đến phát triển bền vững theo khía cạnh môi trường. Đa số các văn bản này chỉ đạo sự phát triển của các ngành này thường nặng về yếu tố kinh tế mà chưa quan tâm đúng mức đến môi trường. Điều này có thể thấy trong hầu hết các bản tổng kết ngành thường chỉ đạt tới các con số tăng trưởng kinh tế mà chưa có sự đánh giá những chi phí do việc hủy hoại môi trường mà ngành gây ra.
– Trong quá trình lập quy hoạch còn thiếu sự tham gia của địa phương và các cộng đồng, dân chúng, vì vậy hiệu quả thực thi các quy hoạchlà thấp.
– Thiếu hành lang pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét về môi trường vào quá trình lập kế hoạch. Chưa có một cơ chế nhằm giải quyết xung đột về lợi ích giữa quốc gia và địa phương, giữa các ngành kinh tế.
– Thiếu các điều kiện hỗ trợ tài chính trong việc thực thi các qui định đã ban hành.
Việc xây dựng quy trình lồng ghép yếu tố môi trường vào các quy hoạch phát triển trước tiên phải khắc phục được khó khăn đang tồn tại, đồng thời phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
– Đưa ra được một luận cứ khoa học chặt chẽ áp dụng chung cho việc lồng ghép và những luận cứ khoa học đặc thù lồng ghép các vấn đề môi trường vào các quy hoạch khác nhau.
– Kết hợp được chỉ tiêu môi trường với chỉ tiêu kinh tế – xã hội ở cấp quốc gia. Đánh giá được vai trò của các chỉ tiêu, sự tác động qua lại giữa chúng để từ đó đề ra được một cơ sở để cân nhắc, xác định các chỉ tiêu chung phù hợp với bối cảnh đất nước trong từng giai đoạn.
– Đánh giá được tác động đối với môi trường của các giải pháp thực hiện các chỉ tiêu nói trên. Trên cơ sở xác định hệ chỉ tiêu để lựa chọn các giải pháp phù hợp đảm bảo sự cân đối hài hòa giữa phát triển kinh tế – xã hội với vấn đề bảo vệ môi trường, đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
– Đề ra một cơ chế phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương vào quá trình xây dựng quy hoạch.
– Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của cả cộng đồng do vậy để xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể có lồng ghép vấn đề môi trường một cách hiệu quả đòi hỏi phải thu hút sự tham gia của cộng đồng, các cơ quan tài trợ, các nhóm có lợi ích liên quan.
Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, một số quy hoạch phát triển cho giai đoạn 2001-2010 đã đi vào giai đoạn thực thi. Việc điều chỉnh các văn bản quy hoạch này nhằm lồng ghép các yếu tố môi trường lại đòi hỏi một quá trình sửa đổi, phê duyệt phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống kế hoạch hóa nói chung cũng như tới hệ thống các quy hoạch phát triển nói riêng. Như vậy bên cạnh việc xây dựng một quy trình lồng ghép các yếu tố bảo vệ môi trường vào quá trình xây dựng một quy hoạch phát triển khác, cần nghiên cứu đưa ra một quy trình khác nhằm xem xét về mặt môi trường, áp dụng kết hợp với các bản quy hoạch đã được xây dựng để từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu, hạn chế tới mức thấp nhất những tác động xấu đến môi trường.