Huế ứng dụng GIS về hệ thống thu gom chất thải

Xem hình
Sông Hương và chùa Thiên Mụ ở Huế. (Nguồn: Internet)
Phó giáo sư - tiến sỹ Lê Văn Thăng, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học (Đại học Huế) cùng cộng sự đã thành công trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về hệ thống thu gom chất thải.
Đây được xem là cơ sở để đánh giá hiện trạng hệ thống thu gom chất thải và cung cấp dữ liệu, quy trình để nâng cao công tác quản lý chất thải bằng công nghệ GIS.
Ứng dụng GIS sắp xếp lại hệ thống thu gom chất thải tại tiểu khu quy hoạch Nam Vỹ Dạ, thành phố Huế (Thừa Thiên-Huế), nơi có 71% thùng rác quá tải; 10% chứa ít rác; 53% đặt không hợp lý và hư hỏng 47%, cho thấy, cần thêm 18 thùng rác mới; điều chỉnh 10 vị trí; giữ nguyên 17 thùng; qua đó giải quyết được vấn nạn đổ rác ra bên ngoài thùng rác.
Ứng dụng công nghệ GIS sắp xếp lại hệ thống thu gom chất thải cho cả khu vực Nam sông Hương thành phố Huế (Thừa Thiên-Huế) nơi có 239 thùng rác với tỷ lệ 6 thùng rác/km2, 666 người/thùng rác, đã khắc phục được bất cập trong thu gom chất thải ở khu vực có thùng rác quá tải, rác đổ ra vỉa hè, lề đường, bờ sông...
Ứng dụng GIS sắp xếp lại hệ thống thu gom chất thải dựa trên dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính và xây dựng bản đồ hệ thống thu gom chất thải. Hệ thống thùng rác được sắp xếp dựa trên kết quả phân tích không gian lớp thùng rác hiện có.
Theo đó, lớp thùng mới được hình thành từ hai mảng: điều chỉnh vị trí và định vị thùng rác thêm mới. Sử dụng phần mềm MapInfo 8.0 để ghép nối hai mảng và lưu thành bảng ghi thùng rác mới căn cứ vào đặc điểm riêng của từng tiểu vùng đồng thời, tập trung ứng dụng phân tích không gian kết hợp các phương pháp đánh giá nhanh nguồn phát sinh chất thải và tham khảo ý kiến cộng đồng để quyết định.
Ứng dụng GIS sắp xếp lại hệ thống thu gom chất thải giúp đánh giá được chi tiết hiện trạng hệ thống thu gom và sắp xếp lại hệ thống thùng rác ở nhiều khu vực; kết hợp công nghệ GIS với các phương pháp khác để giải quyết đầy đủ mối quan hệ giữa hệ thống thu gom và các yếu tố tác động; cho hiệu quả cao khi thành lập bản đồ, đặc biệt khi yêu cầu nhanh chóng, chính xác; khắc phục được nhược điểm của phương pháp lập bản đồ truyền thống thu gom rác./.
Nguồn: http://www.tnmtkhanhhoa.gov.vn 
Share on :