Ứng dụng công nghệ GIS và Viễn thám trong quy hoạch sử dụng đất rừng tại thượng nguồn Sông Cả, Nghệ An

Nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, tỉnh Nghệ An có địa hình rất phức tạp với 83% diện tích tự nhiên là đất dốc và đồi núi. Vùng thượng nguồn sông Cả bao gồm ba huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông đóng vai trò quan trọng về mặt kinh tế xã hội và môi trường của tỉnh Nghệ An. Cũng như các vùng miền núi khác của Việt Nam, vùng thượng nguồn sông Cả chịu tác động bởi nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi sử dụng đất rừng như canh tác nương rẫy, sự phân quyền trong quản lý rừng, các chủ trương chính sách phát triển rừng của Đảng và nhà nước. Nghiên cứu sự thay đổi lớp thảm thực vật qua các giai đoạn khác nhau trong định hướng quy hoạch sử dụng đất rừng hợp lý đã có nhiều tác giả đề cập trong nhiều công trình và đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, với mong muốn áp dụng phương pháp mới, có hiệu quả vào việc quản lý tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên rừng ở lưu vực thượng nguồn sông Cả nói riêng,
Địa điểm nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại vùng thượng nguồn lưu vực Sông Cả gồm 3 Huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương và Con Cuông thuộc tỉnh Nghệ An
Vị trí khu vực nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: (1) Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, (2) Phương pháp phân tích không gian đa chỉ tiêu trong thành lập bản đồ sử dụng
Kết quả nghiên cứu : Đưa ra được biến động diện tích rừng giai đoạn từ năm 1998 -2007, trong đó giai đọan từ 1998-2003 diện tích rừng tái sinh cao hơn giai đoạn 2003-2007.
 
     1998-2003                                2003-2007
Kết quả phân tích không gian đa chỉ tiêu giúp giúp ta bước đầu định hướng được những khu vực có tiềm năng phát triển rừng....
Như vậy, việc ứng dụng công nghệ viễn thám (Remote Sensing), hệ thống thông tin địa lý (GIS) kết hợp với sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để thành lập bản đồ biến động diện tích rừng tại khu vực thượng nguồn Sông Cả qua 3 thời điểm năm 1998, 2003 và 2007 đã cho kết quả cao trên 75%, hệ số Kappa đều trên 0,8. Qua phân tích không gian đa chỉ tiêu, đã định hướng được những khu vực có tiềm năng phát triển rừng. Trên cơ sở đó, các nhà hoạch định và phân tích chính sách có thể ưu tiên mở rộng và phát triển trồng rừng tại những khu vực thích hợp...
(Ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám trong quy hoạch sử dụng đất rừng tại thượng nguồn lưu vực Sông Cả, tỉnh Nghệ An_ P.T.Đạt, T.T.Kiên, N.H.Dương, T.Đ.Viên, N.T.Lâm và V.H.Công)- Tạp trí KH&PT 2009, tập 7, số6, ĐH Nông nghiệp Hà nội
Share on :