Biến đổi khí hậu gây ra lượng mưa không nhất quán
|
Theo Giáo sư, Tiến sĩ
khoa học Nguyễn Đức Ngữ, Trung tâm Khoa học công nghệ- Khí tượng thủy
văn và Môi trường, biến đổi khí hậu làm cho lượng mưa biến đổi không
nhất quán, có nơi tăng, nơi giảm.
Điển hình là ở hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, lượng mưa các thập kỷ từ 1941-1950 về trước cao hơn trung bình nhiều năm. Đối với 2 thập kỷ sau đó và nhất là 2 thập kỷ gần đây có xu thế giảm, trong khi ở Đà Nẵng tăng giảm cũng không nhất quán, riêng thập kỷ 1991-2000 tăng nhiều. Ở các tỉnh Nam Trung bộ, lượng mưa có xu thế giảm, tình trạng khô hạn tăng lên. Lượng mưa lớn nhất trong 24 giờ cũng tăng lên trong những thập kỷ gần đây.
Điển hình là ở hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, lượng mưa các thập kỷ từ 1941-1950 về trước cao hơn trung bình nhiều năm. Đối với 2 thập kỷ sau đó và nhất là 2 thập kỷ gần đây có xu thế giảm, trong khi ở Đà Nẵng tăng giảm cũng không nhất quán, riêng thập kỷ 1991-2000 tăng nhiều. Ở các tỉnh Nam Trung bộ, lượng mưa có xu thế giảm, tình trạng khô hạn tăng lên. Lượng mưa lớn nhất trong 24 giờ cũng tăng lên trong những thập kỷ gần đây.
Giáo sư Ngữ đặc biệt nhấn
mạnh đến sự biến đổi khí hậu đã làm thời tiết trong những năm gần đây
bất thường khó dự báo trước như cơn mưa bất thường gây ngập lụt nặng nề ở
Hà Nội, nước thủy triều thường xuyên tràn vào thành phố Hồ Chí Minh, dự
báo nước biển dâng do biến đổi khí hậu trong vòng 50 năm tới nhiều vùng
đồng bằng ven biển sẽ chìm trong nước...
Giải thích về hiện tượng này, Giáo sư Nguyễn Đức Ngữ cho biết: Sự nóng lên toàn cầu gây ra những biến đổi hoàn lưu khí quyển và đại dương, đặc biệt là hoàn lưu gió mùa và hoàn lưu nhiệt-muối. Tăng sự bốc hơi trên lục địa và đại dương dẫn đến tăng hàm lượng ẩm trong khí quyển và tăng hội tụ ẩm vận tải từ đại dương vào lục địa. Tăng tính biến động tính dị thường và cực đoan của các yếu tố khí hậu và hiện tượng thời tiết nắng, nóng, rét, bão, lũ, mưa lớn, hạn hán, tố, lốc... Đặc biệt là trong những trường hợp liên quan đến hoạt động của El nino, La Nina. Cụ thể là thay đổi về hoàn lưu gió bao gồm cả những nhiễu động khí quyển, hàm lượng ẩm trong khí quyển và bốc hơi sẽ làm thay đổi về lượng mưa và phân bố mưa theo không gian và thời gian, dẫn đến những thay đổi trong chế độ thuỷ văn và tài nguyên nước cũng như thiên tai liên quan đến nước, ảnh hưởng đến hoạt động của các hồ chứa.
Giải thích về hiện tượng này, Giáo sư Nguyễn Đức Ngữ cho biết: Sự nóng lên toàn cầu gây ra những biến đổi hoàn lưu khí quyển và đại dương, đặc biệt là hoàn lưu gió mùa và hoàn lưu nhiệt-muối. Tăng sự bốc hơi trên lục địa và đại dương dẫn đến tăng hàm lượng ẩm trong khí quyển và tăng hội tụ ẩm vận tải từ đại dương vào lục địa. Tăng tính biến động tính dị thường và cực đoan của các yếu tố khí hậu và hiện tượng thời tiết nắng, nóng, rét, bão, lũ, mưa lớn, hạn hán, tố, lốc... Đặc biệt là trong những trường hợp liên quan đến hoạt động của El nino, La Nina. Cụ thể là thay đổi về hoàn lưu gió bao gồm cả những nhiễu động khí quyển, hàm lượng ẩm trong khí quyển và bốc hơi sẽ làm thay đổi về lượng mưa và phân bố mưa theo không gian và thời gian, dẫn đến những thay đổi trong chế độ thuỷ văn và tài nguyên nước cũng như thiên tai liên quan đến nước, ảnh hưởng đến hoạt động của các hồ chứa.
Biến đổi khí hậu khiến lượng mưa tăng bất thường
Những
trận mưa và tuyết rơi nhiều bất thường đang ngày càng mạnh lên. Lần đầu
tiên các nhà khoa học tìm ra mối liên hệ logic giữa tình trạng Trái đất
ấm lên do bàn tay con người và lượng nước gây nên những trận lụt tàn
khốc.
Hai nghiên cứu của nhóm nhà khoa học
Scotland và Canada vừa được đăng trên tạp chí Nature chỉ ra mỗi liên hệ
giữa lượng mưa tăng bất thường và hiệu ứng nhà kính.
Nhiều năm qua, giới khoa học dựa vào lý thuyết vật lý cơ bản và kiến thức về khí hậu cho rằng hiện tượng ấm lên toàn cầu có khả năng gây ra những hiện tượng cực đoan về nhiệt độ và lượng mưa. Nhưng đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể chỉ ra mối quan hệ nguyên nhân – hệ quả giữa hai yếu tố này nhờ phương pháp khoa học nghiêm túc khi xem xét những dấu ấn quan trọng của tình trạng khí hậu biến đổi do con người gây nên và mô hình hóa bằng máy tính.
Thông tin về những trận mưa và tuyết rơi lớn nhất giai đoạn 1951-1999 xảy ra ở bắc bán cầu rồi được các nhà khoa học dùng nhiều mô hình máy tính để thống kê và phân tích.
Kết quả cho thấy, những trận bão xảy ra sau chứa nhiều nước hơn trận trước 7%, nghe có vẻ không nhiều, nhưng tổng số lượng thêm vào góp thành khối lượng tăng đáng kể.
Dù chỉ xem xét những trận mưa và tuyết cực lớn cho tới năm 1999, nhưng các sự kiện xảy ra ở cuối giai đoạn này cũng tương tự như các thảm họa thiên nhiên gần đây như những cơn đại hồng thủy gây ra lụt kinh hoàng ở Pakistan và Nashville, Tenn (Mỹ), cũng như những trận bão tuyết bất thường ở một số địa phương của Mỹ.
Các nhà khoa học cũng thấy rằng, hiện tượng Trái đất ấm lên làm tăng gấp đôi khả năng xảy ra lũ lụt. Những nghiên cứu tương tự cũng đang được tiến hành để xem cơn bão nhiệt chết người xảy ra ở Nga năm ngoái và lụt lội ở Pakistan có mối liên hệ khoa học với hiện tượng ấm lên toàn cầu hay không.
Số liệu của Tổ chức Y tế thế giới cho biết, từ năm 1950, lũ lụt đã khiến 2,3 triệu người thiệt mạng.
Nhiều năm qua, giới khoa học dựa vào lý thuyết vật lý cơ bản và kiến thức về khí hậu cho rằng hiện tượng ấm lên toàn cầu có khả năng gây ra những hiện tượng cực đoan về nhiệt độ và lượng mưa. Nhưng đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể chỉ ra mối quan hệ nguyên nhân – hệ quả giữa hai yếu tố này nhờ phương pháp khoa học nghiêm túc khi xem xét những dấu ấn quan trọng của tình trạng khí hậu biến đổi do con người gây nên và mô hình hóa bằng máy tính.
Thông tin về những trận mưa và tuyết rơi lớn nhất giai đoạn 1951-1999 xảy ra ở bắc bán cầu rồi được các nhà khoa học dùng nhiều mô hình máy tính để thống kê và phân tích.
Kết quả cho thấy, những trận bão xảy ra sau chứa nhiều nước hơn trận trước 7%, nghe có vẻ không nhiều, nhưng tổng số lượng thêm vào góp thành khối lượng tăng đáng kể.
Lũ lụt xảy ra ở Nashville, Tenn (Mỹ) vào tháng 3.2010. (Ảnh: AP)
Dù chỉ xem xét những trận mưa và tuyết cực lớn cho tới năm 1999, nhưng các sự kiện xảy ra ở cuối giai đoạn này cũng tương tự như các thảm họa thiên nhiên gần đây như những cơn đại hồng thủy gây ra lụt kinh hoàng ở Pakistan và Nashville, Tenn (Mỹ), cũng như những trận bão tuyết bất thường ở một số địa phương của Mỹ.
Các nhà khoa học cũng thấy rằng, hiện tượng Trái đất ấm lên làm tăng gấp đôi khả năng xảy ra lũ lụt. Những nghiên cứu tương tự cũng đang được tiến hành để xem cơn bão nhiệt chết người xảy ra ở Nga năm ngoái và lụt lội ở Pakistan có mối liên hệ khoa học với hiện tượng ấm lên toàn cầu hay không.
Số liệu của Tổ chức Y tế thế giới cho biết, từ năm 1950, lũ lụt đã khiến 2,3 triệu người thiệt mạng.