-------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong một cuộc khảo sát
trên quy mô toàn cầu về “mối quan tâm của chúng ta đối với hiện tượng ấm
lên toàn cầu”, Việt Nam là một trong những quốc gia ít lo lắng nhất về
biến đổi khí hậu – theo TS. Phạm Đức Thi, Ban Biến đổi Khí hậu Hội Bảo
vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam (VACNE).
Theo Ngân hàng Thế giới, năm quốc gia đang chịu ảnh hưởng lớn nhất từ
nước biển dâng là Ai Cập, Việt Nam, Bangladesh, Surinam, và Bahamas
trong đó Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
của tác động biến đổi khí hậu.
50 năm qua, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam đã tăng khoảng 0,5 - 0,7 độ C; mực nước biển đã dâng khoảng 20cm trong đó thiên tai, đặc biệt là bão, lũ và hạn hán ngày càng khốc liệt. Số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn.
Kịch bản biến đổi khí hậu mới nhất của Việt Nam (dựa trên các dữ liệu cập nhập mới nhất) mà Bộ Tài nguyên&Môi trường vừa công bố cho thấy có xu hướng diễn biến xấu, ngày càng nghiêm trọng. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở các khu vực thuộc Bắc Trung Bộ có thể tới 3,5 độ (trong khi phiên bản 2009 chỉ có 2,8 độ), lượng mưa mùa khô cả nước có thể giảm đến 30% (phiên bản 2009 chỉ là 18%).
Theo kịch bản, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình tăng 2-3 độ C, riêng Hà Tĩnh đến Quảng Trị, nhiệt độ tăng nhanh so với cả nước khoảng 3,1 - 3,4 độ C. Số ngày nắng nóng (nhiệt độ trên 35 độ) tăng từ 10 – 20 ngày. Cùng đó, lượng mưa cũng tăng 2 - 7%/năm, riêng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ chỉ tăng dưới 3%. Đáng chú ý, lượng mưa có xu hướng giảm vào mùa khô và tăng trong mùa mưa, thậm chí các khu vực khác nhau có thể xuất hiện ngày mưa dị thường với lượng mưa gấp đôi kỷ lục hiện nay. Khí áp tăng trên toàn lãnh thổ đất liền và biển Đông nhưng độ ẩm lại giảm, nhất là khu vực Đông Bắc Bộ và Nam Bộ.
Nếu mực nước biển dâng 1 m thì 2,5% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung, 10% diện tích đồng bằng sông Hồng, 20% diện tích TPHCM, và 39% diện tích Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ bị ngập. Tỉ lệ dân số bị ảnh hưởng của từng khu vực nói trên lần lượt là 7%, 9%, 9%, và 35%. Nước biển dâng sẽ khiến trên 4% hệ thống đường sắt, 9% hệ thống quốc lộ và 12% hệ thống tỉnh lộ bị ảnh hưởng.
Bốn thiếu
GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam, đánh giá Việt Nam đã xây dựng và từng bước thực thi “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu” và “Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020”; nhiều bộ đã xây dựng xong kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
“Tuy nhiên nhận thức về biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai còn thấp; dự báo về tác động của biến đổi khí hậu đối với nước ta và dự báo thiên tai còn hạn chế; kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai còn thiếu cụ thể”, ông Đăng nhấn mạnh.
Vẫn theo ông Thi, đến nay Việt Nam chưa có những khảo sát về kiến thức, thái độ và hành vi trên diện rộng về biến đổi khí hậu. Một số những kết quả khảo sát định tính ở cấp địa phương, ví dụ như một nghiên cứu của Tổ chức Oxfam tại Bến Tre và Quảng Trị chỉ ra rằng các chính quyền địa phương nhận thức chưa đầy đủ vấn đề biến đổi khí hậu và họ thiếu bốn thứ là “thông tin, phương pháp, công cụ, và kinh nghiệm” để đối phó với biến đổi khí hậu.
“Trong một cuộc khảo sát trên quy mô toàn cầu về “mối quan tâm của chúng ta đối với hiện tượng ấm lên toàn cầu”, Việt Nam là một trong những quốc gia ít lo lắng nhất về biến đổi khí hậu”, theo thông tin TS. Phạm Đức Thi đưa ra tại hội thảo “phát triển bền vững ở Việt Nam và vai trò của cộng đồng” ngày 18/7 tại Hà Nội.
Bắt đầu triển khai mô hình ứng phó
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thắng, Phó chánh Văn phòng Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi Khí hậu, từ năm 2012, Việt Nam bắt đầu triển khai các mô hình ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng.
“Ưu tiên triển khai ở các tỉnh ven biển, đặc biệt là các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long”, theo ông Thắng.
Cùng với việc triển khai các biện pháp, mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu, theo kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, kịch bản sẽ tiếp tục được cập nhật vào 2015 sau khi năm 2014, Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu công bố kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu và khu vực trong báo cáo đánh giá lần thứ 5.
50 năm qua, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam đã tăng khoảng 0,5 - 0,7 độ C; mực nước biển đã dâng khoảng 20cm trong đó thiên tai, đặc biệt là bão, lũ và hạn hán ngày càng khốc liệt. Số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn.
Kịch bản biến đổi khí hậu mới nhất của Việt Nam (dựa trên các dữ liệu cập nhập mới nhất) mà Bộ Tài nguyên&Môi trường vừa công bố cho thấy có xu hướng diễn biến xấu, ngày càng nghiêm trọng. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở các khu vực thuộc Bắc Trung Bộ có thể tới 3,5 độ (trong khi phiên bản 2009 chỉ có 2,8 độ), lượng mưa mùa khô cả nước có thể giảm đến 30% (phiên bản 2009 chỉ là 18%).
Theo kịch bản, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình tăng 2-3 độ C, riêng Hà Tĩnh đến Quảng Trị, nhiệt độ tăng nhanh so với cả nước khoảng 3,1 - 3,4 độ C. Số ngày nắng nóng (nhiệt độ trên 35 độ) tăng từ 10 – 20 ngày. Cùng đó, lượng mưa cũng tăng 2 - 7%/năm, riêng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ chỉ tăng dưới 3%. Đáng chú ý, lượng mưa có xu hướng giảm vào mùa khô và tăng trong mùa mưa, thậm chí các khu vực khác nhau có thể xuất hiện ngày mưa dị thường với lượng mưa gấp đôi kỷ lục hiện nay. Khí áp tăng trên toàn lãnh thổ đất liền và biển Đông nhưng độ ẩm lại giảm, nhất là khu vực Đông Bắc Bộ và Nam Bộ.
Nếu mực nước biển dâng 1 m thì 2,5% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung, 10% diện tích đồng bằng sông Hồng, 20% diện tích TPHCM, và 39% diện tích Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ bị ngập. Tỉ lệ dân số bị ảnh hưởng của từng khu vực nói trên lần lượt là 7%, 9%, 9%, và 35%. Nước biển dâng sẽ khiến trên 4% hệ thống đường sắt, 9% hệ thống quốc lộ và 12% hệ thống tỉnh lộ bị ảnh hưởng.
Bốn thiếu
GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam, đánh giá Việt Nam đã xây dựng và từng bước thực thi “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu” và “Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020”; nhiều bộ đã xây dựng xong kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
“Tuy nhiên nhận thức về biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai còn thấp; dự báo về tác động của biến đổi khí hậu đối với nước ta và dự báo thiên tai còn hạn chế; kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai còn thiếu cụ thể”, ông Đăng nhấn mạnh.
Vẫn theo ông Thi, đến nay Việt Nam chưa có những khảo sát về kiến thức, thái độ và hành vi trên diện rộng về biến đổi khí hậu. Một số những kết quả khảo sát định tính ở cấp địa phương, ví dụ như một nghiên cứu của Tổ chức Oxfam tại Bến Tre và Quảng Trị chỉ ra rằng các chính quyền địa phương nhận thức chưa đầy đủ vấn đề biến đổi khí hậu và họ thiếu bốn thứ là “thông tin, phương pháp, công cụ, và kinh nghiệm” để đối phó với biến đổi khí hậu.
“Trong một cuộc khảo sát trên quy mô toàn cầu về “mối quan tâm của chúng ta đối với hiện tượng ấm lên toàn cầu”, Việt Nam là một trong những quốc gia ít lo lắng nhất về biến đổi khí hậu”, theo thông tin TS. Phạm Đức Thi đưa ra tại hội thảo “phát triển bền vững ở Việt Nam và vai trò của cộng đồng” ngày 18/7 tại Hà Nội.
Bắt đầu triển khai mô hình ứng phó
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thắng, Phó chánh Văn phòng Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi Khí hậu, từ năm 2012, Việt Nam bắt đầu triển khai các mô hình ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng.
“Ưu tiên triển khai ở các tỉnh ven biển, đặc biệt là các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long”, theo ông Thắng.
Cùng với việc triển khai các biện pháp, mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu, theo kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, kịch bản sẽ tiếp tục được cập nhật vào 2015 sau khi năm 2014, Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu công bố kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu và khu vực trong báo cáo đánh giá lần thứ 5.
Mạnh Cường (Vfej.vn)