Hệ thống định vị Bắc Đẩu và An ninh quốc gia Việt Nam

Ngày 27/12, các quan chức Trung Quốc cho biết nước này đã bắt đầu chính thức đưa hệ thống định vị vệ tinh riêng của họ vào hoạt động.
 
 

Hệ thống vệ tinh có tên gọi Bắc Đẩu này sẽ giúp Trung Quốc giảm bớt sự phụ thuộc vào hệ thống dinh vi vệ tinh GPS của Mỹ.
Người phát ngôn của dự án, ông Ran Chengqi cho biết, hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu hiện đã được đưa vào hoạt động với 10 vệ tinh trên quỹ đạo. Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ mở rộng hệ thống vào cuối năm 2012 khi có thêm sáu vệ tinh nữa được đưa vào hoạt động.
Ông Ran Chenqi tuyên bố rằng, việc Trung Quốc phát triển một hệ thống định vị vệ tinh riêng là điều rất cần thiết cho việc phát triển kinh tế của nước này.
Ông cũng cho biết, hệ thống Bắc Đẩu có tính tương thích với các hệ thống định vị vệ tinh khác trên thế giới hiện đang hoạt động. Bước đầu, hệ thống này sẽ chỉ có khả năng cung cấp dịch vụ cho Trung Quốc và các nước lân cận. Đến năm 2020, hệ thống này sẽ có độ bao phủ tín hiệu trên toàn cầu với tổng số 35 vệ tinh tham gia hệ thống. Hiện nay, Trung Quốc đang cung cấp dịch vụ định vị vệ tinh miễn phí và dịch vụ này đã được một số ngành công nghiệp nội địa Trung Quốc sử dụng ngay từ khi Bắc Đẩu mới bắt đầu hồi năm 2000.
Với thông báo công bố ngày 27/12, Trung Quốc một mặt cũng muốn thuyết phục các công ty trong nước và nước ngoài phát triển các thiet bi dinh vi vệ tinh sử dụng hệ thống Bắc Đẩu. Hiện Bắc Đẩu có thể xác định vị trí với độ chính xác trong phạm vi 25 m. Tuy nhiên, đến cuối năm tới độ chính xác này sẽ được cải thiện, với khả năng định vị được thu hẹp trong phạm vi 10 m.
Hiện nay, ngoài hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc, một số nước khác cũng đang sử dụng hoặc phát triển các hệ thống định vị vệ tinh để cạnh tranh với hệ thống GPS của Mỹ. Nước Nga hiện đang sử dụng hệ thống định vị GLONASS riêng của mình, trong khi Liên hiệp châu Âu đang phát triển một hệ thống có tên là Galileo. Nhật Bản cũng đã phóng một số vệ tinh riêng của họ để tăng độ chính xác cho các dịch vụ định vị trong lãnh thổ nước này.
 
Việt Nam phát triển bộ thu hệ thống định vị Bắc Đẩu

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội phát triển thành công bộ thu hoạt động với Hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc.
Bắc Đẩu tương thích với hệ thống định vị GPS của Mỹ, hệ thống Galileo của châu Âu và Glonass của Nga. Bắc Đẩu cung cấp dịch vụ định vị dân dụng miễn phí với độ chính xác trong phạm vi 10m, và dịch vụ cho quân sự với độ chính xác lên trong phạm vi 10cm. Sự ra đời của hệ thống định vị Bắc Đẩu cung cấp thêm các lựa chọn dịch vụ định vị cho người sử dụng trên toàn cầu.
Với mục đích tự nghiên cứu, phát triển và làm chủ công nghệ chế tạo hệ thống bộ thu hoạt động với đa hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (multi-GNSS), nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Phát triển Công nghệ định vị sử dụng vệ tinh (NAVIS), Đại học Bách Khoa Hà Nội đã thực hiện phát triển bộ thu Bắc Đẩu ngay khi hệ thống bắt đầu cung cấp dịch vụ vào tháng 12/2012.
Việt Nam phát triển bộ thu hệ thống định vị Bắc Đẩu
Kết quả định vị sử dụng hệ thống Bắc Đẩu (các chấm vàng), và vị trí thật của ăng-ten (chấm đỏ), trên nóc toà nhà Thư viện Tạ Quang Bửu, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. (Ảnh: NAVIS)
Bộ thu Bắc Đẩu do NAVIS phát triển đang hoạt động ổn định. Ông Trương Minh Đức, trưởng nhóm thiết kế bộ thu Bắc Đẩu của NAVIS, cho biết: “Hiện ngoài Trung Quốc, trên thế giới chưa phổ biến các bộ thu thương mại Bắc Đẩu. Vì vậy, việc tự phát triển thành công bộ thu Bắc Đẩu là thành quả quan trọng trong lĩnh vực định vị sử dụng vệ tinh tại Việt Nam".
Quá trình thử nghiệm bộ thu Bắc Đẩu cho thấy, đối với người sử dụng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, Hệ thống định vị Bắc Đẩu có khả năng cung cấp dịch vụ định vị với độ sẵn sàng cao, giảm độ phức tạp tính toán định vị trong bộ thu. Các điểm mạnh này có được do ngoài việc sử dụng Quỹ đạo trái đất tầm trung (MEO) như các hệ thống vệ tinh định vị khác, Bắc Đẩu còn sử dụng quỹ đạo địa tĩnh (GEO), và quỹ đạo đồng bộ trái đất nghiêng (IGSO) giúp tăng khả năng bộ thu “nhìn thấy” vệ tinh.
Việt Nam phát triển bộ thu hệ thống định vị Bắc Đẩu
Vị trí của 26 vệ tinh định vị của tất cả các hệ thống định vị toàn cầu, trên bầu trời Hà Nội tại thời điểm bộ thu hoạt động, do NAVISOFT cung cấp: GPS (8 chấm vuông đậm), Gal (Galileo, 4 chấm tròn đậm), GLO (GLONASS, 5 chấm vuông nhạt), BDS (Bắc Đẩu, 8 chấm tròn nhạt), Qzss (QZSS, 1 chấm sao). (Ảnh: NAVIS)
Bộ thu Bắc Đẩu còn bổ sung thêm một thành phần quan trọng trong hệ thống bộ thu NAVISOFT đang được Trung tâm NAVIS phát triển hoàn thiện. NAVISOFT có khả năng hoạt động với tất cả các hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GPS, GLONASS, Galileo và Bắc Đẩu), cũng như có khả năng tiếp nhận thông tin cải chính do hệ thống vệ tinh định vị QZSS của Nhật Bản cung cấp.
Đặc biệt, ngoài chế độ hoạt động từng hệ thống riêng rẽ (stand-alone), NAVISOFT còn được tích hợp khả năng phối hợp đồng thời tín hiệu định vị đến từ các hệ thống này trong các giải pháp định vị hỗn hợp. Đây là tính năng hết sức ưu việt và tiên tiến giúp nâng cao độ chính xác, độ sẵn sàng, tính liên tục và đặc biệt độ tin cậy của giải pháp định vị.


Việt Nam phải cảnh giác với hệ thống định vị Bắc Đẩu Trung Quốc

Trong cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn vào năm 1962 và Việt-Trung vào năm 1979, quân đội Trung Quốc chỉ có thể tấn công đối phương trong phạm vi 30km bằng pháo và tên lửa. Khi được hỗ trợ bởi máy bay chiến đấu, tầm tấn công được mở rộng tới 300 đến 400 km là nhiều nhất.
Tuy nhiên, hiện tại mọi mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn. Nếu một cuộc xung đột biên giới giữa Bắc Kinh và New Delhi xảy ra, quân đội Trung Quốc có thể tấn công chính xác các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Ấn Độ khoảng 300km chỉ bằng tên lửa đạn đạo DF-11.
Việt Nam phải cảnh giác với hệ thống định vị Bắc Đẩu điều khiển tên lửa Trung Quốc
Khi được hỗ trợ bởi các đầu đạn có sức công phá mạnh, tên lửa đạn đạo DF-11 có thể làm tê liệt trung tâm chỉ huy của lực lượng quân đội Ấn Độ. Ngoài ra, tên lửa này có thể được sử dụng để tấn công các trung tâm giao thông quan trọng của Ấn Độ như đường ray tàu hỏa, đường hầm, cầu và sân bay.
Tiêm kích Su-30MKK của Không quân Trung Quốc hiện tại có bán kính tấn công khoảng 1.500 km và có thể tấn công chính xác các mục tiêu trong phạm vi từ 100 đến 200km. Theo tạp chí Kanwa Defense Review, thậm chí thủ đô New Delhi của Ấn Độ cũng nằm trong tầm tấn công của máy bay chiến đấu Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo DF-11 của Trung Quốc.
Kanwa nhận định cho dù không huy động lực lượng bộ binh, tên lửa DF-11 và máy bay chiến đấu Su-30 của Trung Quốc có thể tạo ra mối nguy hiểm tương tự một tên lửa hạt nhân.
Bom lượn thông minh LS-6 của Trung Quốc.
Tạp chí Kanwa kết luận rằng khi được kết hợp với một hệ thống phóng rocket đa nòng, quân đội Trung Quốc có thể làm tê liệt các trung tâm kinh tế và chính trị của Ấn Độ, hay thậm chí là Việt Nam.
 ClimateGIS Tổng hợp
Share on :