Thiết bị ĐNNMT bắt đầu được nghiên cứu ở Việt Nam trong khuôn khổ chương trình Nhà nước về năng lượng mới (1981 – 1985 và 1986 - 1990) do một số Viện nghiên cứu và trương Đại học thực hiện. Tuy nhiên, kết quả của các đề tài này mới chỉ dừng lại ở mô hình thí nghiệm, chưa đưa vào sản xuất. Trong giai độan 1991 – 1995, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đã đưa ra một mẫu thiết bị với giá thành rẻ. Sau đó cũng đã nghiên cứu \, cải tiến và hoàn thiện một mẫu ĐNNMT với bộ thu nhiệt có kết cấu tấm ống. Đến nay, hàng trăm thiết bị ĐNNMT của trường ĐHBKHN nghiên cứu được lắp đặt tại Hà nội và một số địa phương khác và đã được người tiêu dùng đánh giá cao. Tuy nhiên, quy trình sản xuất vẫn mang tính thủ công và quy mô sản xuất còn rất hạn chế.Từ năm 1997 đến nay, một số doanh nghiệp bắt đầu nhập thiết bị ĐNNMT của nước ngoài vào Việt Nam(như úc, Trung Quốc,Israel và hiện nay tại thị trường thiết bị ĐNNMT chủ yếu nhập thiết bị của Trung Quốc hoặc công nghệ của Trung Quốc).
thiết bị ĐNNMT hoạt động dựa trên nguyên lí hiệu ứng nhà kính biến quang năng của bức xạ mặt trời thành điện năng đun nóng nước. Thiết ĐNNMT điển hình gầm 3 bộ phận chính là bộ phận thu nhiệt, bình tích nước nóng và hệ giá đỡ. Hiệu suất của thiết bị phụ thuộc vào hệ số hấp thụ bức xạ mặt trời của bộ thu nhiệt, hệ số bức xạ nhiệt của màng háp thụ, khả năng cách nhiệt của bình thu nhiệt và bình tích nước nóng và kết cấu của bộ thu nhiệt.
Riêng bộ thu nhiệt có một số kết cấu sau: - bộ thu nhiệt vừa là bình tích nước nóng; - bộ thu nhiệt có kết cấu tấm ống; - bộ thu nhiệt là các ống thuỷ tinh chân không; - bộ thu nhiệt là các ống chân không.
Tiềm năng năng lượng mặt trời ở Việt nam: tiềm năng năng lượng gió phản ánh qua số giờ nắng. Trung bình năm ở nước ta có khoảng 1400 – 3000 giờ nắng. Theo bản đồ khí hậu về phân bố số giờ nắng có thể thấy sự phân bố của tiềm năng năng lượng mặt trời theo thứ tự giảm dần như sau:
+ Lớn nhất là các vùng Đồng bằng duyên hải cực Nam Trung Bộ và một phần lãnh thổ phía Đông Nam Bộ.
+ Đại bộ phận khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
+ Phần lớn Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, vùng núi thấp và vừa ở sường phía Tây Hoàng Liên Sơn.
+ ít nhất là sườn Đông Hoàng Liên Sơn và phần lớn khu vực Đông Bắc.