Thực Trạng ô nhiễm Hồ Gươm và Bệnh Tình Cụ Rùa

Trông xa xa, Hồ Gươm xanh trong như một viên ngọc lục thủy giữa trời. Nhưng chỉ khi nhìn gần, cảnh tượng nước Hồ Gươm nổi váng với những vết đen loang lổ và rác lềnh bềnh… khiến những người chứng kiến không khỏi “ghê người”.
Hồ Gươm Xưa
Hồ Gương trong quy hoạch
Hiện Trạng Hồ Gươm
Dạo quanh Hồ Gươm, không khó để bắt gặp những vết đen, loang lổ như váng dầu ở khu vực gần bờ. Có những nơi các vết loang này làm thành một mảng lớn trên nền xanh lục của nước Hồ Gươm.
Đây là biểu hiện rõ ràng nhất cho tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của môi trường nước Hồ Gươm. Cùng với thực tế nhìn thấy được là nước ngày càng bẩn, còn một thực tế “ẩn” nữa là việc bùn và các chất thải cứng hàng trăm năm nay không ngừng dồn xuống nơi đây.
Mầu nước & cá chết
Nước Hồ Ô Nhiễm
Váng Nước
Những dị vật như gạch đá, bê tông, chai lọ, bát hương, kim tiêm, túi ni lông đang đầy dần lòng hồ đang đe doạ hệ sinh thái nơi đây, trong đó phải kể đến những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe “cụ Rùa”.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Hồ Gươm đã chịu không ít tác động của con người. Chất lượng nước hồ ngày càng suy giảm, lượng nước trong hồ giảm dần do rác thải tích tụ, lớp bùn ngày một dày lên và lòng hồ không được nạo vét trong nhiều năm.
Hậu Quả đối với Môi trường Hồ
Hậu quả biểu hiện rõ nhất hiện nay là các sinh vật sống dưới hồ. Chỉ thị sinh học thể hiện khá rõ nét, các sinh vật sống trong hồ, các loại cá chết nhiều và đến cụ Rùa cũng chịu hậu quả của tình trạng ô nhiễm này. Tình trạng bệnh lở loét trên da của rùa hồ Gươm hiện tại là rất nghiêm trọng. Đó chỉ là những gì chúng ta nhìn thấy qua các bức ảnh và các băng video do những người quan tâm tình cờ chụp và quay được, chứ chưa phải là ảnh và phim của chuyên gia về rùa chụp. Ngoài ra cụ rùa hồ Gươm còn có thể mắc một số bệnh khác, không nhìn thấy trên ảnh và video được.  
Rùa hồ Gươm nổi tại khu vực cầu Thê Húc lúc 8h sáng 19/3.
Rùa tiến sát bờ như muốn ngoi lên khỏi mặt nước.
Trên mình rùa nổi nhiều vết thương quen thuộc.
 Những gì mà Sở KH&CN đã tổng kết, đề xuất và công bố với báo chí có tính hợp lý, tính khoa học và tập trung trí tuệ cao. Ngoài ra đây là việc khả thi, không quá cầu kỳ, phù hợp với đặc điểm sinh thái và tập tính của rùa mai mềm nước ngọt. Đơn vị này đã thận trọng trong việc đưa ra phác đồ chẩn đoán, điều trị cho loài động vật hoang dã mà nước ta không có chuyên gia từng làm. Thứ ba là đồng bộ, không chỉ riêng việc chữa trị bệnh, mà còn làm sạch và cải thiện chất lượng môi trường sinh thái hồ Gươm về các yếu tố sinh học và phi sinh học.
Khắc phục cứu các sinh vật tiêu điểm là cụ Rùa
Tính khả thi thể hiện ở giải pháp đồng bộ và luôn có nhiều phương án. Ví dụ như việc làm sạch nước, thì nước trong bể sẽ được lọc và kiểm tra các thông số vệ sinh, toàn bộ nước hồ cũng được pha loãng bằng nước sạch, vớt bỏ những thứ gây bẩn…Về giải pháp bắt nhốt cụ rùa cũng có 2 phương án, bắt bị động, tức là chờ cụ rùa Hồ Gươm lên bãi cát trên Tháp Rùa phơi nắng, nếu không được thì dùng lưới vây dồn về nơi điều trị. Phác đồ chẩn đoán và điều trị có sự chỉ đạo của chuyên gia y tế và chuyên gia nông nghiệp (thủy sản). 


 





Được biết, đã có nhiều giải pháp được đưa ra bởi các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, tổ chức, cá nhân… nhằm cải tạo môi trường nước Hồ Gươm. Tuy nhiên, thực tế hiện nay là vấn đề nước Hồ Gươm vẫn rất đáng báo động.
Trước đó, giải pháp hút bùn ngầm sử dụng công nghệ và thiết bị của Cộng hòa liên bang Đức đã thực hiện hút thử nghiệm trên khoảng 1% diện tích hồ. Bên cạnh ưu điểm là hút bùn mà không gây xáo trộn nhiều đến hệ sinh thái hồ, vẫn có một số nhược điểm mà giải pháp này chưa khắc phục được như thiết bị chỉ hút được bùn mà không loại bỏ được dị vật như gạch, đá, bê tông, sành sứ, chai lọ thủy tinh, cành cây, sắt thép… có trong hồ.
Share on :