Trong
những năm gần đây Việt Nam đã và đang đẩy mạnh công nghiệp hoá đất nước
nhằm đưa đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển vào
năm 2020. Quá trình phát triển mang lại những lợi ích kinh tế xã hội to
lớn, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tạo
ra nhiều cơ hội việc làm và thu nhập ổn định cho nhân dân.
Tính
đến ngày 31/12/2003 trên địa bàn cả nước có 72.012 doanh nghiệp
(trong đó có 1.898 doanh nghiệp quốc doanh Trung ương, 2.947 doanh
nghiệp địa phương, 64.526 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 2.641 doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), trong sốđó 95,4% là doanh nghiệp vừa
và nhỏ.
Hàng
năm tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh trên toàn quốc khoảng 15
triệu tấn, trong đó có trên 2,8 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp
(chiếm 30 – 37% tổng tải lượng chất thải rắn). Chất thải rắn ở các trung
tâm công nghiệp phía Bắc và phía Nam chiếm khoảng 80%, trong đó Vùng
Kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 50%, Vùng đồng bằng sông Hồng
và ven Bắc bộ chiếm 30% tổng khối lượng CTRCN.
Để
trả lời câu hỏi “Sống trong một xã hội có nhiều chất thải có nghĩa là
gì?” chúng ta hãy hình dung bức tranh về người tiêu dùng Mỹ ném bỏ một
khối lượng đáng kinh ngạc các chất thải rắn bao gồm: Lượng nhôm bỏđi chỉ
trong 3 tháng cũng đủ để chế tạo toàn bộ máy bay của nước Mỹ, lượng
thuỷ tinh vứt bỏ chỉ trong hai tuần đủ để chất cao bằng trung tâm thương
mại quốc tế cao 412 m, lượng lốp bỏ đi trong một năm đủđể quấn quanh
hành tinh ba lần, lượng cốc, đĩa bỏ đi dùng trong một năm đủ để phục vụ 6
bữa ăn cho tất cả mọi người trên toàn cầu, một lượng vải bỏ đi khoảng
18 triệu đơn vị trong một năm, nếu nối lại từđầu này đến đầu kia đủ để
nối liền tới mặt trăng và trở về 7 lần, bỏ đi khoảng 2 tỉ lưỡi dao cạo
râu, 1,6 tỉ bút chì, 500 triệu bật lửa trong một năm, khoảng 8 triệu ti
vi một năm, mỗi giờ khoảng 2,5 triệu chất dẻo không sử dụng lại được,
khoảng 14 tỉ catalog và 38 tỉ các mảnh vụn bưu phẩm mỗi năm.
Như
vậy, về khía cạnh quản lý môi trường có thể nói chất thải là nguồn gốc
chủ yếu dẫn tới phá hoại môi trường sống. Nếu con người không quan tâm
thoả đáng tới chất thải hôm nay, thì ngày mai chất thải sẽ loại bỏ chính
con người ra khỏi môi trường.
Thành
phố Đồng Hới là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và là đầu mối
giao thông quan trọng của tỉnh Quảng Bình. Đồng hành với sự phát triển
về sản xuất dịch vụ của thành phố là những áp lực về ô nhiễm môi trường
do nhiều loại chất thải, trong đó chủ yếu là chất thải rắn gây ra. Hiện
nay, ở thành phố Đồng Hới vấn đề rác thải đang trở nên rất bất cập. Tuy
đã có nhiều cố gắng nhưng phương thức quản lý của các cơ quan có thẩm
quyền vẫn còn nhiều vấn đề cần phải lưu ý như cách quản lý không thống
nhất, xử lý số liệu chưa nhanh, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác
thải…những bất cập này khó tránh khỏi trong quá trình phát triển kinh tế
- xã hội nhưng cũng là vấn đề đòi hỏi phải giải quyết trong thời gian
sắp tới.
Để
giải quyết những bất cập trên cần nghiên cứu ứng dụng các giải pháp
công nghệ hiện đại trong đó có công nghệ thông tin nói
chung và công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS). Tình
hình vệ sinh môi trường ở thành phố Đồng Hới nếu không
thực sự được quan tâm đúng mức thì chắc chắn chất thải rắn sẽ ảnh hưởng
không nhỏ đến chính cuộc sống của người dân, làm mất mỹ quan đô thị và
Đồng Hới sẽ không còn là một thành phố trong lành, thơ mộng bên dòng
sông Nhật Lệ hiền hoà trong một tương lai không xa.
Download Tài Liệu
Tác Giả: Đặng Thị Phương Mai