Translate

Climate Change

Popular Posts

Climate Change

CLIMATE GIS NHẮN NHỦ CÁC BẠN YÊU GIS & YÊU MÔI TRƯỜNG DÀNH CHÚT THỜI GIAN XEM ĐOẠN VIDEO CLIP NÀY

Chuyển đổi tọa độ: độ, phút giây sang các tọa độ khác

Trước tiên xác định loại đơn vị toạ độ mà mình đang có là gì, đơn vi thập phân (decimal) hay đơn vị đo theo độ, phút, giây. Trong trường hợp của núi Thị Vải giá trị của bác 4so7 đưa ra là dạng thập phân (Latitude. 10.5833333°, Longitude. 107.1°). Bác sẽ phải nhập giá trị này theo dạng sau vào ô trắng "Enter coordinates" như dạng sau: [ 10.5833333, 107.1 ]. Quan trọng nhất là bác 4so7 phải nhập đúng định dạng (hay là cú pháp, như cách gọi của mấy công ty viễn thông), sau đó nhấn vào nút "Convert and Map"

Sau khi chuyển đổi xong bác sẽ có các giá trị tính theo đơn vị đo khác.
- Hệ đơn vị đo theo độ, phút, giây: Kết quả: Latitude N10 34 59; Longitude E107 05 59. Có nghĩa là: 10o34'59" N và 107o05'59" E (mười độ ba mươi tư phút năm mươi chín giây vĩ độ Bắc, một trăm lẻ bảy độ năm phút năm mươi chín giây kinh độ Đông).

Xem ví dụ trong hình ảnh phía dưới



* Cách chuyển đổi thủ công như sau: Latitude. 10.5833333°, Longitude. 107.1°
- Tính Độ giữ nguyên phần chẵn là 10
- Tính phút lấy phần lẻ 0.5833333 x 60 = 34,99998
- Phút bác lấy phần chẵn 2 số (<60 34="" l="" span="">
- Tính Giây lấy tiếp 0.99998 x 60 = 0.59999...
- Bác sẽ có giá trị 10o34'59.9" vĩ độ Bắc

- Tính Độ giữ nguyên phần chẵn là 107
- Tính phút lấy phần lẻ 0.1 x 60 = 6,0000
- Phút bác lấy phần chẵn 2 số (<60 6="" l="" span="">
- Tính Giây lấy tiếp 0.0000 x 60 = 0.0000
- Bác sẽ có giá trị 107o06'00" kinh độ Đông

Cách làm ngược lại từ đơn vị đo tính theo Độ, Phút, Giây sang hệ đơn vị đo thập phân như sau:
- Lấy 59.9" / 60 = 0.9983
- Lấy 0.9983 + 34' = 34.9983
- Lấy 34.9983 / 60 = 0.5833
- Lấy 0.5833 + 10o bác sẽ có giá trị cuối cùng là 10.5833 vĩ độ Bắc.

Làm tương tự với kinh độ bác sẽ được giá trị: 107.1 kinh độ Đông.

Cách tính này cũng không khó lắm nhưng hơi mất công chút. Phần tính thủ công này được tham khảo từ bác Tuanle.

Thực ra sẽ có sự sai khác nhỏ giữa các thiết bị và bản đồ (vì dù sao chúng ta đang sử dụng loại không chuyên). Bác có thể thấy giá trị toạ độ đỉnh núi Thị Vải thực sự trên bản đồ Google là: N10° 35' 25.20", E107° 5' 34.28" hay 10.590333 N, 107.092856 E. Bác xem hình ảnh phía dưới sẽ rõ hơn.




Chúc thành công!!!
Read Post | nhận xét

Nhập và xuất tọa độ điểm trong MapInfo

Bạn có một file số liệu tọa độ x,y của các điểm. giờ muốn đưa các điểm đó lên bản đồ MapInfo nhanh chóng, ta làm thế nào.
Trích dẫn:Tóm tắt quá trình: File số liệu > Tạo Browser > Tạo Point (điểm) > Xuất hiện lên Map

- Trước tiên cần file số liệu tọa độ các điểm đã. Trong MapInfo hỗ trợ các loại file chúng ta có thể tạo gồm: CSV, Excel, và TXT. Để hiểu rõ về cách tạo 3 loại file này, xem hình bên dưới

[​IMG]

- Vào MapInfo > Open > Chọn file số liệu cần mở (ví dụ file CSV nội dung như hình bên trên)

[​IMG]

- Xuất hiện bảng thông báo: chọn "User First Line for Column Titles" để sử dụng dòng đầu làm tiêu đề cột. Nhấn OK
[​IMG]

- Xuất hiện cửa sổ Browser
[​IMG]

- Vào menu Table > Create Points > làm như hình dưới đây và nhấn OK
[​IMG]

- Thế là xong quá trình tạo điểm, để xuất hiện chúng lên bản đồ vào menu Window > New Map Window (F3)
[​IMG]
-------------------------------------------------------
2. Xuất tọa độ X,Y từ các điểm trên bản đồ MapInfo

Để xuất ngược điểm trong MapInfo thành tọa độ các điểm ta dùng tool Coordinate Extractor có sẵn trong MapInfo
- Kích hoạt tool Coordinate Extractor: Vào MapInfo > Tools > Tool Manager > đánh dấu chọn 2 mục Loaded và Autoloaded

- Đưa tất cả các điểm muốn xuất vào 1 table riêng
- Vào Tools > Coordinate Extractor > Extract Coordinates... >
[​IMG]

- Chọn table, cột dữ liệu X, Y, và hệ qui chiếu
[​IMG]

- Click "Create New Columns to hold coordinates" để tạo cột chứa tọa độ x,y trong Browser > đổi tên theo ý muốn > nhấn OK
[​IMG]
[​IMG]

- Kết quả ra bảng Browser như sau:
[​IMG]

- Vào menu Table > [B]Export để xuất tọa độ thành file txt hoặc csv



Nguồn: http://diachatks.com/
Read Post | nhận xét

Hệ thống định vị Bắc Đẩu và An ninh quốc gia Việt Nam

Ngày 27/12, các quan chức Trung Quốc cho biết nước này đã bắt đầu chính thức đưa hệ thống định vị vệ tinh riêng của họ vào hoạt động.
 
 

Hệ thống vệ tinh có tên gọi Bắc Đẩu này sẽ giúp Trung Quốc giảm bớt sự phụ thuộc vào hệ thống dinh vi vệ tinh GPS của Mỹ.
Người phát ngôn của dự án, ông Ran Chengqi cho biết, hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu hiện đã được đưa vào hoạt động với 10 vệ tinh trên quỹ đạo. Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ mở rộng hệ thống vào cuối năm 2012 khi có thêm sáu vệ tinh nữa được đưa vào hoạt động.
Ông Ran Chenqi tuyên bố rằng, việc Trung Quốc phát triển một hệ thống định vị vệ tinh riêng là điều rất cần thiết cho việc phát triển kinh tế của nước này.
Ông cũng cho biết, hệ thống Bắc Đẩu có tính tương thích với các hệ thống định vị vệ tinh khác trên thế giới hiện đang hoạt động. Bước đầu, hệ thống này sẽ chỉ có khả năng cung cấp dịch vụ cho Trung Quốc và các nước lân cận. Đến năm 2020, hệ thống này sẽ có độ bao phủ tín hiệu trên toàn cầu với tổng số 35 vệ tinh tham gia hệ thống. Hiện nay, Trung Quốc đang cung cấp dịch vụ định vị vệ tinh miễn phí và dịch vụ này đã được một số ngành công nghiệp nội địa Trung Quốc sử dụng ngay từ khi Bắc Đẩu mới bắt đầu hồi năm 2000.
Với thông báo công bố ngày 27/12, Trung Quốc một mặt cũng muốn thuyết phục các công ty trong nước và nước ngoài phát triển các thiet bi dinh vi vệ tinh sử dụng hệ thống Bắc Đẩu. Hiện Bắc Đẩu có thể xác định vị trí với độ chính xác trong phạm vi 25 m. Tuy nhiên, đến cuối năm tới độ chính xác này sẽ được cải thiện, với khả năng định vị được thu hẹp trong phạm vi 10 m.
Hiện nay, ngoài hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc, một số nước khác cũng đang sử dụng hoặc phát triển các hệ thống định vị vệ tinh để cạnh tranh với hệ thống GPS của Mỹ. Nước Nga hiện đang sử dụng hệ thống định vị GLONASS riêng của mình, trong khi Liên hiệp châu Âu đang phát triển một hệ thống có tên là Galileo. Nhật Bản cũng đã phóng một số vệ tinh riêng của họ để tăng độ chính xác cho các dịch vụ định vị trong lãnh thổ nước này.
 
Việt Nam phát triển bộ thu hệ thống định vị Bắc Đẩu

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội phát triển thành công bộ thu hoạt động với Hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc.
Bắc Đẩu tương thích với hệ thống định vị GPS của Mỹ, hệ thống Galileo của châu Âu và Glonass của Nga. Bắc Đẩu cung cấp dịch vụ định vị dân dụng miễn phí với độ chính xác trong phạm vi 10m, và dịch vụ cho quân sự với độ chính xác lên trong phạm vi 10cm. Sự ra đời của hệ thống định vị Bắc Đẩu cung cấp thêm các lựa chọn dịch vụ định vị cho người sử dụng trên toàn cầu.
Với mục đích tự nghiên cứu, phát triển và làm chủ công nghệ chế tạo hệ thống bộ thu hoạt động với đa hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (multi-GNSS), nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Phát triển Công nghệ định vị sử dụng vệ tinh (NAVIS), Đại học Bách Khoa Hà Nội đã thực hiện phát triển bộ thu Bắc Đẩu ngay khi hệ thống bắt đầu cung cấp dịch vụ vào tháng 12/2012.
Việt Nam phát triển bộ thu hệ thống định vị Bắc Đẩu
Kết quả định vị sử dụng hệ thống Bắc Đẩu (các chấm vàng), và vị trí thật của ăng-ten (chấm đỏ), trên nóc toà nhà Thư viện Tạ Quang Bửu, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. (Ảnh: NAVIS)
Bộ thu Bắc Đẩu do NAVIS phát triển đang hoạt động ổn định. Ông Trương Minh Đức, trưởng nhóm thiết kế bộ thu Bắc Đẩu của NAVIS, cho biết: “Hiện ngoài Trung Quốc, trên thế giới chưa phổ biến các bộ thu thương mại Bắc Đẩu. Vì vậy, việc tự phát triển thành công bộ thu Bắc Đẩu là thành quả quan trọng trong lĩnh vực định vị sử dụng vệ tinh tại Việt Nam".
Quá trình thử nghiệm bộ thu Bắc Đẩu cho thấy, đối với người sử dụng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, Hệ thống định vị Bắc Đẩu có khả năng cung cấp dịch vụ định vị với độ sẵn sàng cao, giảm độ phức tạp tính toán định vị trong bộ thu. Các điểm mạnh này có được do ngoài việc sử dụng Quỹ đạo trái đất tầm trung (MEO) như các hệ thống vệ tinh định vị khác, Bắc Đẩu còn sử dụng quỹ đạo địa tĩnh (GEO), và quỹ đạo đồng bộ trái đất nghiêng (IGSO) giúp tăng khả năng bộ thu “nhìn thấy” vệ tinh.
Việt Nam phát triển bộ thu hệ thống định vị Bắc Đẩu
Vị trí của 26 vệ tinh định vị của tất cả các hệ thống định vị toàn cầu, trên bầu trời Hà Nội tại thời điểm bộ thu hoạt động, do NAVISOFT cung cấp: GPS (8 chấm vuông đậm), Gal (Galileo, 4 chấm tròn đậm), GLO (GLONASS, 5 chấm vuông nhạt), BDS (Bắc Đẩu, 8 chấm tròn nhạt), Qzss (QZSS, 1 chấm sao). (Ảnh: NAVIS)
Bộ thu Bắc Đẩu còn bổ sung thêm một thành phần quan trọng trong hệ thống bộ thu NAVISOFT đang được Trung tâm NAVIS phát triển hoàn thiện. NAVISOFT có khả năng hoạt động với tất cả các hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GPS, GLONASS, Galileo và Bắc Đẩu), cũng như có khả năng tiếp nhận thông tin cải chính do hệ thống vệ tinh định vị QZSS của Nhật Bản cung cấp.
Đặc biệt, ngoài chế độ hoạt động từng hệ thống riêng rẽ (stand-alone), NAVISOFT còn được tích hợp khả năng phối hợp đồng thời tín hiệu định vị đến từ các hệ thống này trong các giải pháp định vị hỗn hợp. Đây là tính năng hết sức ưu việt và tiên tiến giúp nâng cao độ chính xác, độ sẵn sàng, tính liên tục và đặc biệt độ tin cậy của giải pháp định vị.


Việt Nam phải cảnh giác với hệ thống định vị Bắc Đẩu Trung Quốc

Trong cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn vào năm 1962 và Việt-Trung vào năm 1979, quân đội Trung Quốc chỉ có thể tấn công đối phương trong phạm vi 30km bằng pháo và tên lửa. Khi được hỗ trợ bởi máy bay chiến đấu, tầm tấn công được mở rộng tới 300 đến 400 km là nhiều nhất.
Tuy nhiên, hiện tại mọi mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn. Nếu một cuộc xung đột biên giới giữa Bắc Kinh và New Delhi xảy ra, quân đội Trung Quốc có thể tấn công chính xác các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Ấn Độ khoảng 300km chỉ bằng tên lửa đạn đạo DF-11.
Việt Nam phải cảnh giác với hệ thống định vị Bắc Đẩu điều khiển tên lửa Trung Quốc
Khi được hỗ trợ bởi các đầu đạn có sức công phá mạnh, tên lửa đạn đạo DF-11 có thể làm tê liệt trung tâm chỉ huy của lực lượng quân đội Ấn Độ. Ngoài ra, tên lửa này có thể được sử dụng để tấn công các trung tâm giao thông quan trọng của Ấn Độ như đường ray tàu hỏa, đường hầm, cầu và sân bay.
Tiêm kích Su-30MKK của Không quân Trung Quốc hiện tại có bán kính tấn công khoảng 1.500 km và có thể tấn công chính xác các mục tiêu trong phạm vi từ 100 đến 200km. Theo tạp chí Kanwa Defense Review, thậm chí thủ đô New Delhi của Ấn Độ cũng nằm trong tầm tấn công của máy bay chiến đấu Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo DF-11 của Trung Quốc.
Kanwa nhận định cho dù không huy động lực lượng bộ binh, tên lửa DF-11 và máy bay chiến đấu Su-30 của Trung Quốc có thể tạo ra mối nguy hiểm tương tự một tên lửa hạt nhân.
Bom lượn thông minh LS-6 của Trung Quốc.
Tạp chí Kanwa kết luận rằng khi được kết hợp với một hệ thống phóng rocket đa nòng, quân đội Trung Quốc có thể làm tê liệt các trung tâm kinh tế và chính trị của Ấn Độ, hay thậm chí là Việt Nam.
 ClimateGIS Tổng hợp
Read Post | nhận xét

Ứng dụng công nghệ viễn thám để giám sát tài nguyên và môi trường biển

Viễn thám là khoa học thu nhận, xử lý và suy giải các hình ảnh thu nhận từ trên không về Trái đất để nhận biết được các thông tin về đối tượng trên bề mặt Trái đất mà không cần tiếp xúc nó. Việt Nam đang từng bước ứng dụng có hiệu quả công nghệ này.
ve tinh vien tham 11-16
Ảnh vệ tinh viễn thám chụp cơn bão Chanchu trên Biển Đông

Công nghệ này cho phép thu nhận thông tin khách quan về bề mặt Trái đất, bề mặt biển và các hiện tượng trong khí quyển nhờ các máy thu (sensor) được đặt trên máy bay, vệ tinh nhân tạo hay tàu vũ trụ. Công nghệ viễn thám có những ưu việt cơ bản như: độ phủ trùm không gian của tư liệu bao gồm các thông tin về tài nguyên, môi trường trên diện tích rộng lớn của Trái đất; có khả năng giám sát sự biến đổi của tài nguyên, môi trường Trái đất do chu kỳ quan trắc lặp lại liên tục trên cùng một đối tượng trên mặt đất của các máy thu viễn thám. Khả năng này cho phép công nghệ viễn thám ghi lại được các biến đổi của tài nguyên, môi trường giúp công tác giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường có hiệu quả, nhất là nghiên cứu về tài nguyên và môi trường biển.
Đối với nước ta, từ năm 2005, Trung tâm viễn thám thuộc Bộ tài nguyên và môi trường đã ký hợp đồng với Công ty hàng không vũ trụ châu Âu tiến hành thực hiện dự án hệ thống giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Trạm thu mặt đất của trung tâm cho phép thu trực tiếp từ vệ tinh 5 loại ảnh: Spot2, Spot4 và Spot5 (các ảnh có độ phân giải từ 2,5 m, 10 m và 20 m), ảnh Envisat/Asar (ảnh radar có độ phân giải 30 m) và ảnh Meris (độ phân giải thấp 400 m) phục vụ điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường, giám sát tai biến thiên tai bão lụt và nghiên cứu sự dâng lên của nước biển do biến đổi khí hậu cũng như đánh giá tác hại của chúng đối với nền kinh tế. Việc xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên và môi trường đã mở ra thời kỳ phát triển mới của công nghệ viễn thám. Hiện nay, công nghệ viễn thám đã cho ra đời những sản phẩm là những bức ảnh có độ phân giải siêu cao để phục vụ cho công tác nghiên cứu và giám sát về nhiều ngành kinh tế của đất nước.
Ảnh vệ tinh Envisat /Meris với diện tích phủ trùm lớn, tần suất chụp lặp cao, cung cấp thông tin trên nhiều kênh phổ sẽ cho phép thường xuyên cập nhật thông tin về tài nguyên và môi trường trên diện rộng, bao gồm cả trên đất liền và trên biển. Tư liệu ảnh radar do đầu thu Envisat/Asar cung cấp cũng rất hữu ích trong việc quan sát, phân tích các đối tượng trên bề mặt và các dạng thiên tai như lũ lụt, ô nhiễm dầu. Mặt khác, do khả năng chụp ảnh không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, các loại ảnh radar như Envisat/Asar có vai trò hết sức quan trọng trong công tác theo dõi, giám sát tài nguyên và môi trường, nhất là đối với những nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa như Việt Nam, số ngày quang mây trong cả năm để có thể chụp ảnh quang học là rất ít.
Ảnh vệ tinh đã được sử dụng để điều tra và thành lập bản đồ các hệ sinh thái nhạy cảm như: rừng ngập mặn, đất ngập nước, rạn san hô. Ảnh vệ tinh đa thời gian đã được sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhất để khảo sát biến động của nhiều hợp phần môi trường thiên nhiên, như biến động bờ biển, diễn biến rừng, biến động lớp phủ mặt đất và sử dụng đất. Bên cạnh đó, ảnh vệ tinh đã được sử dụng để khảo sát và thành lập bản đồ nhạy cảm môi trường dải ven biển với mục đích phòng chống tràn dầu...
Các nghiên cứu ban đầu về ứng dụng công nghệ viễn thám nghiên cứu biển trong thời gian qua ở Việt Nam cùng với kinh nghiệm sử dụng công nghệ này ở nước ngoài là cơ sở để lựa chọn công nghệ viễn thám như một trong những giải pháp ưu tiên quan trọng trong việc xây dựng hệ thống trạm quan trắc tài nguyên môi trường và khí tượng thủy văn biển Việt Nam.

ThS. Nguyễn Thanh Điệp
Read Post | nhận xét

ỨNG DỤNG GIS QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

 

Trong những năm gần đây Việt Nam đã và đang đẩy mạnh công nghiệp hoá đất nước nhằm đưa đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2020. Quá trình phát triển mang lại những lợi ích kinh tế xã hội to lớn, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu nhập ổn định cho nhân dân.
Tính đến ngày 31/12/2003 trên địa bàn cả nước có 72.012 doanh nghiệp (trong đó có 1.898 doanh nghiệp quốc doanh Trung ương, 2.947 doanh nghiệp địa phương, 64.526 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 2.641 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), trong sốđó 95,4% là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hàng năm tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh trên toàn quốc khoảng 15 triệu tấn, trong đó có trên 2,8 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp (chiếm 30 – 37% tổng tải lượng chất thải rắn). Chất thải rắn ở các trung tâm công nghiệp phía Bắc và  phía Nam chiếm khoảng 80%, trong đó Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 50%, Vùng đồng bằng sông Hồng và ven Bắc bộ chiếm 30% tổng khối lượng CTRCN.
Để trả lời câu hỏi “Sống trong một xã hội có nhiều chất thải có nghĩa là gì?” chúng ta hãy hình dung bức tranh về người tiêu dùng Mỹ ném bỏ một khối lượng đáng kinh ngạc các chất thải rắn bao gồm: Lượng nhôm bỏđi chỉ trong 3 tháng cũng đủ để chế tạo toàn bộ máy bay của nước Mỹ, lượng thuỷ tinh vứt bỏ chỉ trong hai tuần đủ để chất cao bằng trung tâm thương mại quốc tế cao 412 m, lượng lốp bỏ đi trong một năm đủđể quấn quanh hành tinh ba lần, lượng cốc, đĩa bỏ đi dùng trong một năm đủ để phục vụ 6 bữa ăn cho tất cả mọi người trên toàn cầu, một lượng vải bỏ đi khoảng 18 triệu đơn vị trong một năm, nếu nối lại từđầu này đến đầu kia đủ để nối liền tới mặt trăng và trở về 7 lần, bỏ đi khoảng 2 tỉ lưỡi dao cạo râu, 1,6 tỉ bút chì, 500 triệu bật lửa trong một năm, khoảng 8 triệu ti vi một năm, mỗi giờ khoảng 2,5 triệu chất dẻo không sử dụng lại được, khoảng 14 tỉ catalog và 38 tỉ các mảnh vụn bưu phẩm mỗi năm.
Như vậy, về khía cạnh quản lý môi trường có thể nói chất thải là nguồn gốc chủ yếu dẫn tới phá hoại môi trường sống. Nếu con người không quan tâm thoả đáng tới chất thải hôm nay, thì ngày mai chất thải sẽ loại bỏ chính con người ra khỏi môi trường.
Thành phố Đồng Hới là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Quảng Bình. Đồng hành với sự phát triển về sản xuất dịch vụ của thành phố là những áp lực về ô nhiễm môi trường do nhiều loại chất thải, trong đó chủ yếu là chất thải rắn gây ra. Hiện nay, ở thành phố Đồng Hới vấn đề rác thải đang trở nên rất bất cập. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng phương thức quản lý của các cơ quan có thẩm quyền vẫn còn nhiều vấn đề cần phải lưu ý như cách quản lý không thống nhất, xử lý số liệu chưa nhanh, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải…những bất cập này khó tránh khỏi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng là vấn đề đòi hỏi phải giải quyết trong thời gian sắp tới.
Để giải quyết những bất cập trên cần nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ hiện đại trong đó có công nghệ thông tin nói chung và công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS). Tình hình vệ sinh môi trường ở thành phố Đồng Hới nếu không thực sự được quan tâm đúng mức thì chắc chắn chất thải rắn sẽ ảnh hưởng  không nhỏ đến chính cuộc sống của người dân, làm mất mỹ quan đô thị và Đồng Hới sẽ không còn là một thành phố trong lành, thơ mộng bên dòng sông Nhật Lệ hiền hoà trong một tương lai không xa.
Download Tài Liệu
 Tác Giả: Đặng Thị Phương Mai
Read Post | nhận xét

Ứng dụng GIS và GPS trong quản lý rác và chất thải rắn

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ô nhiễm môi trường là vấn đề nan giải của nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng và phổ biến dẫn tới suy thoái môi trường đất, nước,không khí, đặc biệt là tại các đô thị lớn lượng chất thải rắn (CTR) – rác – ngày càng gia tăng cùng với tốc độ gia tăng dân số và đô thị hóa.

Theo thống kê, tại thành phố Cần Thơ  tổng lượng rác thải sinh ra khoảng 795 tấn rác tươi/ngày vào:
  • Năm 2006, năm 2007 tổng lượng rác thải sinh ra là: 800 tấn rác tươi/ngày (Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ, 2008).
  • Năm 2008 con số này là 843 tấn rác tươi/ngày hay khoảng 310 ngàn tấn rác tươi/năm, chưa kể rác công nghiệp, rác y tế và rác độc hại. 
Nếu tính thành thể tích thì tương đương 1 triệu m3 rác tươi/năm, lượng rác này nếu đổ thành lớp nén chặt dày 0,5m thì phải cần 500 ngàn m2 (Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ, 2009). Trong khi đó Cần Thơ hiện nay hoàn toàn không có bãi rác đúng tiêu chuẩn, hay nhà máy xử lý rác hợp qui định. Do đó, vấn đề quản lý CTR đã trở thành vấn đề bức xúc và cần được quan tâm đúng mức hơn.

Ngày nay GIS được ứng dụng phổ biến trong việc quản lý và xử lý các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường. Ví dụ như ứng dụng GIS/GPS trong quan trắc và quản lý chất thải rắn nhằm phân tích dựa trên vị trí các nguồn thải, chế độ thủy văn, địa hình đất gió, đường xá,… để quy hoạch tuyến vận chuyển, nơi tập trung, nơi xử lý chất thải,... Có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của GIS trong việc quản lý và qui hoạch các vấn đề liên quan quản lý đô thị. Trong số đó, Nguyễn Tiến Hoàng et al. (2010) đã nghiên cứu hai vấn đề: xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về hệ thống thu gom CTR và ứng dụng GIS thử nghiệm sắp xếp lại hệ thống thùng rác hiện tại. Đây là căn cứ quan trọng để thành phố tiến hành điều chỉnh quy hoạch mạng lưới thu gom CTR hợp lý. Một nghiên cứu  điển hình khác của Bruce Gordon Wilson và Julie K Vincent (2007) cũng sử dụng thiết bị GPS thu thập dữ liệu và đánh giá hiệu quả hoạt động của trạm trung chuyển.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Hiện trạng hệ thống thu gom và trung chuyển CTR ở thành phố Cần Thơ

Trước đây thành phố thu gom CTR vào ban ngày, nhưng theo kế hoạch hành động số 28 ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2006 thì trên  địa bàn quận Ninh Kiều chuyển sang thu gom CTR trong dân vào ban đêm. Việc thu gom CTR diễn ra định kỳ hàng ngày, bắt đầu lúc 18:00 và kết thúc lúc 22:00 (riêng tuyến Nguyễn Văn Cừ nối dài, Trần Hoàng Na, Tầm Vu,… thu gom từ 8:00 – 15:00).

 
Hình 1: Qui trình thu gom chất thải rắn từ sinh hoạt ở thành phố Cần Thơ

Hình 1 mô tả qui trình thu gom CTR sinh hoạt ở thành phố Cần Thơ, CTR được các hộ dân bỏ vào thùng chứa chuyên dụng hoặc thùng chứa tạm, túi nilong,… trước khi đổ vào xe rác.

Các phương tiện thu gom CTR chính hiện nay ở thành phố Cần Thơ bao gồm ba loại: (i) xe đẩy tay dung tích 660L – xe loại 1, (ii) xe kéo tay dung tích 1.000L – xe loại 2, và (iii) xe kéo có gắn động cơ dung tích 1.000L – xe loại 3 (Hình 2).

Hiện trạng trung chuyển CTR có nhiều bất cập, các xe thu gom thực hiện trung chuyển tại các điểm hẹn trên đường, các xe này nối đuôi nhau chờ đợi rất lâu tại điểm hẹn gây cản trở giao thông, ảnh hưởng không tốt đến môi trường xung quanh. Do đó, việc xây dựng và sử dụng trạm trung chuyển là rất cần thiết trong điều kiện hiện nay.

 Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: các tuyến đường gần khu vực trạm trung chuyển hẻm 190 đường 30/4, phường Hưng Lợi- quận Ninh Kiều- thành phố Cần Thơ được chọn làm địa điểm nghiên cứu (Hình 3).   
  
 Đối tượng nghiên cứu: đề tài khảo sát 35 xe kéo tay di chuyển trên phạm vi những tuyến đường trong khu vực nghiên cứu kể trên. Phường Hưng Lợi với diện tích là 3,418 km2, dân số 34.973 người và mật độ dân số là 10.232 người/km2

Phương pháp lấy số liệu

Số liệu thứ cấp: kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan tại thành phố Cần Thơ cũng như số liệu từ công ty Công trình Đô thị: Báo cáo  đánh giá tác  động môi trường dự án  đầu tư lắp  đặt hệ thống thùng ép rác kín và xây dựng  điểm trung chuyển rác hẻm 190  đường 30/4 phường Hưng Lợi-quận Ninh Kiều (Công ty Công trình đô thị, 2006), Báo cáo diễn biến chất lượng môi trường Thành phố Cần Thơ 10 năm (1990 – 2008) (Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ, 2009),...

Số liệu sơ cấp bao gồm các  đo  đạc tại hiện trường.  Ứng dụng thiết bị  GPS (Hình 4A) gắn trực tiếp trên các phương tiện thu gom và vận chuyển nhằm ghinhận thông tin đường đi, thời gian, khoảng cách, vận tốc,… mỗi giây của các hoạt động trong hệ thống thu gom và trung chuyển CTR bằng xe kéo tay. Ngoài ra, tác giả còn thu thập số liệu thông qua khảo sát thực tế bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau như: đồng hồ điện tử, máy quay phim, bảng phỏng vấn ngắn,...

Phương pháp phân tích 

Đồng hồ bấm tay giúp xác định các mốc thời gian: xuất phát, dừng tại điểm hẹn, bắt đầu đổ/trung chuyển, kết thúc đổ/trung chuyển và thời điểm kết thúc ca làm việc tại nơi cất xe kéo tay. Các số liệu lưu trên GPS  được phân tích theo các khoảng thời gian, các mốc thời gian của đồng hồ bấm tay để phân tích và tính toán thống kê các hoạt động chi tiết của quá trình thu gom và trung chuyển CTR.

Thiết bị GPS cung cấp hệ thống dữ liệu tọa độ, thời gian, khoảng cách và vận tốc theo mỗi giây. Các dữ liệu này có thể dễ dàng thể hiện và phân tích trên các phần mềm GIS (Mapinfo, ArcGis, QGIS,…) với hệ quy chiếu trắc  địa Longtitude/Latitude (WGS 84- World Geodetic System) lưới chiếu tọa độ phẳng UTM (Universal Transverse Mercator) hoặc có thể dễ dàng thể hiện vị trí hoặc tuyến đường trên Google Earth. Hình 4 thể hiện một đoạn lộ trình thu gom của một Tạp chí Khoa học 2011:20b 1-11     Trường Đại học Cần Thơ  6 xe kéo tay trên Google Earth (Hình 4B), QGIS (Hình 4C) và Mapinfo phiên bản 10.0 (Hình 4D). Rõ ràng số liệu thu được từ các máy GPS giúp ta dễ dàng minh họa, quan sát, phân tích và tính toán trên bảng đồ đã được số hóa bởi các phần mềm GIS thông dụng hoặc các cơ sở dữ liệu thuộc tính khác (ví dụ Google Earth).

Ngoài ra, các tính toán chính và phân tích trong bài viết này tác giả sử dụng phần mềm Excel.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 

Nghiên cứu đã ứng dụng GIS và GPS để hổ trợ công tác quan trắc hệ thống thu gom và trung chuyển CTR nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho người quản lý đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống hiện tại. Qua đó phân tích những khó khăn và thuận lợi của hệ thống hiện tại làm cơ sở cho những nghiên cứu chuyên sâu trong tương lai. Kết quả cho thấy, để thu gom 1m3 CTR thì xe loại 1 (660L) sử dụng thời gian ít nhất kế đến là xe loại 2 (1.000L) và thời gian lâu nhất thuộc về xe loại 3 (1.000L- có gắn động cơ). Khoảng cách thu gom 1m3 CTR của xe loại 1 ngắn nhất, tiếp đến là xe loại 2 và xe loại 3 thì dài nhất. Trung bình ba loại xe mỗi chuyến thực hiện trung chuyển mất 1,1±0,9 phút nhưng thời gian đợi ở mỗi điểm hẹn khá lâu là 46,6±37,3 phút (lâu nhất lên đến 187,8 phút), trong khi đó thời gian trung bình cho một chuyến thu gom chỉ là 42,8±20,3 phút. Trong thời gian khảo sát tổng thời gian một chuyến có khi lại kéo dài đến 320,9 phút tức hơn 5 giờ tuy thời gian thực sự dành cho thu gom không nhiều. Điều này làm giảm năng suất lao động đồng thời gây ô nhiễm, mất mỹ quan và lây lan dịch bệnh tại các điểm hẹn trên

Nguồn: eKGIS
Read Post | nhận xét

Ứng dụng của GIS trong các ngành

Vì được thiết kế như một hệ thống chung để quản lý dữ liệu không gian, GIS có rất nhiều ứng dụng trong việc phát triển đô thị và môi trường tự nhiên như là: quy hoạch đô thị, quản lý nhân lực, nông nghiệp, điều hành hệ thống công ích, lộ trình, nhân khẩu, bản đồ, giám sát vùng biển, cứu hoả và bệnh tật. Trong phần lớn lĩnh vực này, GIS đóng vai trò như là một công cụ hỗ trợ quyết định cho việc lập kế hoạch hoạt động.
Môi trường

Theo những chuyên gia GIS kinh nghiệm nhất thì có rất nhiều ứng dụng đã phát triển trong những tổ chức quan tâm đến môi trường. Với mức đơn giản nhất thì người dùng sử dụng GIS để đánh giá môi trường, ví dụ như vị trí và thuộc tính của cây rừng. Ứng dụng GIS với mức phức tạp hơn là dùng khả năng phân tích của GIS để mô hình hóa các tiến trình xói mòn đất sư lan truyền ô nhiễm trong môi trường khí hay nước, hoặc sự phản ứng của một lưu vực sông dưới sự ảnh hưởng của một trận mưa lớn. Nếu những dữ liệu thu thập gắn liền với đối tượng vùng và ứng dụng sử dụng các chức năng phân tích phức tạp thì mô hình dữ liệu dạng ảnh (raster) có khuynh hướng chiếm ưu thế.

Khí tượng thuỷ văn


Trong lĩnh vực này GIS được dùng như là một hệ thống đáp ứng nhanh, phục vụ chống thiên tai như lũ quét ở vùng hạ lưu, xác định tâm bão, dự đoán các luồng chảy, xác định mức độ ngập lụt, từ đó đưa ra các biện pháp phòng chống kịp thời... vì những ứng dụng này mang tính phân tích phức tạp nên mô hình dữ liệu không gian dạng ảnh (raster) chiếm ưu thế.

Nông nghiệp

Những ứng dụng đặc trưng: Giám sát thu hoạch, quản lý sử dụng đất, dự báo về hàng hoá, nghiên cứu về đất trồng, kế hoạch tưới tiêu, kiểm tra nguồn nước.

Dịch vụ tài chính

GIS được sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính tương tự như là một ứng dụng đơn lẻ. Nó đã từng được áp dụng cho việc xác định vị trí những chi nhánh mới của Ngân hàng. Hiện nay việc sử dụng GIS đang tăng lên trong lĩnh vực này, nó là một công cụ đánh giá rủi ro và mục đích bảo hiểm, xác định với độ chính xác cao hơn những khu vực có độ rủi ro lớn nhất hay thấp nhất. Lĩnh vực này đòi hỏi những dữ liệu cơ sở khác nhau như là hình thức vi phạm luật pháp, địa chất học, thời tiết và giá trị tài sản.

Y tế

Ngoại trừ những ứng dụng đánh gía, quản lý mà GIS hay được dùng, GIS còn có thể áp dụng trong lĩnh vực y tế. Ví dụ như, nó chỉ ra được lộ trình nhanh nhất giữa vị trí hiện tại của xe cấp cứu và bệnh nhân cần cấp cứu, dựa trên cơ sở dữ liệu giao thông. GIS cũng có thể được sử dụng như là một công cụ nghiên cứu dịch bệnh để phân tích nguyên nhân bộc phát và lây lan bệnh tật trong cộng đồng.

Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương là một trong những lĩnh vực ứng dụng rộng lớn nhất của GIS, bởi vì đây là một tổ chức sử dụng dữ liệu không gian nhiều nhất. Tất cả các cơ quan của chính quyền địa phương có thể có lợi từ GIS. GIS có thể được sử dụng trong việc tìm kiếm và quản lý thửa đất, thay thế cho việc hồ sơ giấy tờ hiện hành. Nhà cầm quyền địa phương cũng có thể sử dụng GIS trong việc bảo dưỡng nhà cửa và đường giao thông. GIS còn được sử dụng trong các trung tâm điều khiển và quản lý các tình huống khẩn cấp.

Bán lẻ

Phần lớn siêu thị vùng ngoại ô được xác định vị trí với sự trợ giúp của GIS. GIS thường lưu trữ những dữ liệu về kinh tế-xã hội của khách hàng trong một vùng nào đó. Một vùng thích hợp cho việc xây dựng môt siêu thị có thể được tính toán bởi thời gian đi đến siêu thị, và mô hình hoá ảnh hưởng của những siêu thị cạnh tranh. GIS cũng được dùng cho việc quản lý tài sản và tìm đường phân phối hàng ngắn nhất.

Giao thông

GIS có khả năng ứng dụng đáng kể trong lĩnh vực vận tải. Việc lập kế hoạch và duy trì cở sở hạ tầng giao thông rõ ràng là một ứng dụng thiết thực, nhưng giờ đây có sự quan tâm đến một lĩnh vực mới là ứng dụng định vị trong vận tải hàng hải, và hải đồ điện tử. Loại hình đặc trưng này đòi hỏi sự hỗ trợ của GIS.

Các dịch vụ điện, nước, gas, điện thoại...

Những công ty trong lĩnh vực này là những người dùng GIS linh hoạt nhất, GIS được dùng để xây dựng những cơ sở dữ liệu là cái thường là nhân tố của chiến lược công nghệ thông tin của các công ty trong lĩnh vự này. Dữ liệu vecto thường được dùng trong các lĩnh vực này. những ứng dụng lớn nhất trong lĩnh vực này là Automated Mapping và Facility Management (AM-FM). AM-FM được dùng để quản lý các đặc điểm và vị trí của các cáp, valve... Những ứng dụng này đòi hỏi những bản đồ số với độ chính xác cao.

Một tổ chức dù có nhiệm vụ là lập kế hoạch và bảo dưỡng mạng lưới vận chuyền hay là cung cấp các dịch vụ về nhân lực, hỗ trợ cho các chương trình an toàn công cộng và hỗ trợ trong các trường hợp khẩn cấp, hoặc bảo vệ môi trường, thì công nghệ GIS luôn đóng vai trò cốt yếu bằng cách giúp cho việc quản lý và sử dụng thông tin địa lý một cách hiệu quả nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động và mục đích chương trình của tổ chức đó.
Theo www.esri.com.vn
Read Post | nhận xét

GIS trong Quy hoạch hiệu quả

 
Một trong những ứng dụng quan trọng của GIS trong xây dưng là khả năng quy hoạch rất mạnh. Trong công tác quy hoạch  có một vấn đề lớn là các thông tin dạng bản đồ quy hoạch hiện nay vẫn đang chủ yếu tồn tại dưới dạng tài liệu rời rạc và các thông tin liên quan khác lại phân tán, chưa tích hợp với thông tin dạng bản đồ để trở thành một hệ thống thông tin tổng thể.
Ứng dụng GIS, một công cụ công cụ hữu hiệu trợ giúp cho các Chính phủ, doanh nghiệp, nhà quản lý để đưa ra quyết định chính xác thông qua việc thu thập, quản lý, phân tích và tích hợp thông tin địa lý, để tích hợp các thông tin dạng bản đồ với các dạng thông tin liên quan khác, xử lý thông tin kịp thời, phục vụ quá trình tra cứu và khai thác thông tin cho công tác quản lý đô thị. 
Đặc biệt với phương pháp phân tích mô hình hoá các phương án thiết kế: Lập bản đồ chuyên đề, Chống xếp dữ liệu và mô hình hoá 3D giúp chính phủ, doanh nghiệp và nhà quản lý có cái nhìn thực tế về về không gian quy hoạch. Qua đó có thể điều chỉnh quy hoạch theo các phương án, qua mỗi đợt báo cáo tiếp thu nâng cao. Ngoài ra GIS còn có khả năng tích hợp giữa dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, có khả năng xuất các báo cáo theo yêu cầu. Dữ liệu GIS sử dụng rất linh hoạt có khả năng chuyển đổi sang dạng AutoCAD, 3Dmax, Photoshop...
Ứng dụng GIS trong quy hoạch tuỳ thuộc vào quy mô và mức độ khác nhau. từ khái quán đến chi tiết, mỗi mức độ phân tích trong hệ thống GIS căn cứ vào quy mô diện tích của vùng nghiên cứu. Khi phân tích thông tin từ mức khái quát đến mức chi tiết, số lượng thông tin đưa vào xử lý sẽ lớn dần. Khả năng tổng hợp và phân tích sâu thông tin ở một vùng lãnh thổ nhỏ hoặc ngược lại, khái quát ở mức cao hơn cho vùng rộng lớn là ưu điểm của GIS. Bằng ứng dụng GIS, những quy hoạch trên vùng lãnh thổ lớn, GIS sẽ cung cấp cho nhà quản lý thông tin, những góc nhìn từ đó giúp cung cấp, hoạch định những bước đi cụ thể cần thiết (như điều tra bổ sung, thu thập mẫu…) nhanh chóng được xác định.
Sản phẩm cuối cùng của trong quy hoạch là bộ cơ sở dữ liệu đồng bộ theo hệ toạ độ quy chuẩn có thể là WGS84 hoặc VN2000, từ bộ cơ sở dữ liệu này tương tác với bộ phần mềm GIS sẽ giúp cho các nhà quy hoạch ra quyết định đúng đắn. Dữ liệu có thể xuất ra báo cáo, chuyển đổi sang các dang dữ liệu khác linh hoạch trong sử dụng. Dữ liệu được lưu trữ và hoàn toàn có thể cập nhật thêm dữ liệu mới.
By: Tran Toan
Read Post | nhận xét

Chuyển đổi giữa VN2000 sang UTM WGS84 và ngược lại trong ArcGIS

 Trong thời gian qua, các độc giả có hỏi nhiề về thông số chuyển đổi hai hệ VN2000 và WGS84 trong ARCGIS, để hỗ trợ các độc hỉa trong công việc Climate GIS xin gửi tặng độc giả bài viết chuyển đổi giữa hai hệ này.

1. Copy 2 file *.GTF vào thư mục

-Windows XP: C:\Documents and Settings\USER\Application Data\ESRI\ArcToolbox\CustomTransformations
-Windows 7: C:\Users\USER\AppData\Roaming\ESRI\ArcToolbox\CustomTransformations 2. ArcToolBox -> Data Management Tools -> Project and Transfomations -> Feature (or Raster) 3. Chọn các thông số như hình minh họa bên dưới. Lưu ý: để chọn VN2000: Projected Coordinate System -> UTM -> Other GCS -> VN_2000_UTM_Zone_48N

Hình minh họa chuyển từ 1 raster từ hệ tọa độ UTM GWS84 sang VN2000
DOWNLOAD

 By Tran Toan
Read Post | nhận xét

Biến đổi khí hậu đã tác động khắp Việt Nam

Thời tiết diễn biến khôn lường, phức tạp, song nhiều người còn thờ ơ cho rằng tác động của biến đổi khí hậu còn lâu mới chạm đến chúng ta, giáo sư Đặng Hùng Võ cảnh báo.

Dưới đây là nội dung trao đổi giữa ông Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về tác động của điều kiện thời tiết khắc nghiệt vừa qua, và yêu cầu cần cảnh giác hơn với biến đổi khí hậu.
- Ông có cho rằng thủy điện là một nguyên nhân khiến lũ lớn vừa qua ở miền Trung?
- Có 2 yếu tố khiến tình trạng mưa lớn dồn dập, tạo bão thường xuyên trong thời gian vừa qua. Trong đó nguyên nhân chính là do BĐKH, còn tác động của con người chỉ là một yếu tố khiến lũ càng thêm mạnh. Ví dụ, nếu rừng không bị tàn phá, lượng nước về chậm hơn. Nhưng do tàn phá rừng, lượng nước đổ về nhanh và mạnh hơn. Hoặc nếu điều tiết xả lũ tốt sẽ hạn chế dòng chảy nước lũ.
Có tác động của hai yếu tố, thiên tai và nhân tai, sức phá hoại lũ lụt mạnh hơn.
- Cụ thể hơn, việc xả lũ từ các nhà máy thủy điện Sông Hinh, sông Ba Hạ gây tác động như thế nào?
Công tác quy hoạch nói chung, mà cụ thể là quy hoạch mạng lưới thủy điện hiện nay chưa tốt. Khi tiếp nhận và cho phép dự án đầu tư, chúng ta chưa nhìn thấy cái ngữ cảnh ở trạng thái cực đại. Đó là tác động của lũ từ tự nhiên và đợt xả lũ từ các nhà máy thủy điện để bảo vệ đập. Như thế, trong trạng thái lũ đã mạnh một sẽ tăng sức tàn phá lên gấp hai đến ba lần.
Việc phát triển thủy điện vừa và nhỏ rất có ý nghĩa, tận dụng lượng nước ở các nơi giải quyết vấn đề năng lượng. Quan trọng nhất là tính toán sao cho không xảy ra cộng hưởng về nước xả lũ từ hồ thủy điện đồng thời với lũ tự nhiên. Bài toán cộng hưởng này phải nằm trong bài toán quy hoạch chung.
Mưa lớn, lũ lụt vừa rồi ở Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ mới đây đang là minh chứng rõ nhất. Các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ thủy điện xả lũ cùng một lúc với nước lũ tự nhiên về tạo thành cường độ lũ to hơn nhiều và người dân chịu đựng quá sức của mình.
Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Đặng Hùng Võ. Ảnh: H.T
- Nghĩa là Việt Nam chưa có quy hoạch hay nghiên cứu về tính cộng hưởng của lũ trong quá trình tính toán xây dựng các nhà máy thủy điện?
- Để lập quy hoạch mạng lưới thủy điện vừa và nhỏ tại một khu vực, cần tiến hành thiết lập hệ thống thông tin địa lý chi tiết thông báo chính xác khu vực ấy, sau đó săp xếp các nhà máy thủy điện vào hệ thống thông tin địa lý. Đưa ra bài toán phân tích lũ giả định như: hồ này xả ra một lượng nước, hồ kia xả ra một lượng nước thì lũ cộng hưởng ra sao. Từ đây, mới biết sắp đặt nhà máy thủy điện, và khi nào có thể xả lũ.
Tại Việt Nam, tôi tin chắc 100% không làm điều này. Chúng ta xem xét nhiều mặt trong quy hoạch nhưng ở góc độ khác như tận dụng nước về mùa lũ thế nào, có tàn phá gì về môi trường hay không, liệu có gây tổn hại gì đến thiên nhiên, đa dạng sinh học…chứ không phải từ góc độ thảm họa về lũ có thể gây ra, hay vấn đề cộng hưởng nước lũ cũng chưa được xem xét tới.
- Như vậy, liệu có nên bỏ việc xây dựng các nhà máy thủy điện hiện nay không?

- Xung quanh vấn đề thủy điện các nhà khoa học thế giới đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng nó là năng lượng sạch, không phát thải. Cũng có người nói, những chất thải dưới lòng hồ thông qua phân hủy cây cối thực vật còn gây hại nhiều hơn nhiệt điện, gây hiệu ứng nhà kính lớn, nên đừng nói thủy điện là năng lượng sạch. Vì vậy, nhiều nước khuyến cao không nên làm thủy điện.
Ở Việt Nam, nên nhìn nhận thêm để có kế hoạch tổng thể, cần nghiên cứu kỹ lưỡng, xem xét tác động xấu của thủy điện tới phát triển đất nước, vùng nào nên xây thủy điện, vùng nào không, phát triển thủy điện đi đôi với bền vững, hiệu quả thủy điện nên làm ở nơi nào, xem xét thủy điện đóng góp bao nhiêu phần trăm để giải quyết vấn đề năng lượng.
Nhiều tuyến đường thành phố Quy Nhơn bị ngập. Ảnh: Minh Thảo
- Thời gian gần đây, Việt Nam đối diện với nhiều biến động dữ dội của thời tiết. Điều này có liên quan như thế nào đến tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu?
- Vấn đề BĐKH, Việt nam đã nghĩ tới nhưng chưa thật sâu sắc. Nhiều người nghĩ BĐKH chỉ là nước biển dâng. Thậm chí, còn tỏ ra chủ quan, thờ ơ là mỗi năm nước dâng lên 1cm thì còn lâu mới đến “nhà ta”; rồi những dự báo mãi đến 2050 mới tác động đến ĐBSCL. Đó đều là những luồng tư duy coi thường BĐKH.
Trên thực tế thì khác hẳn, BĐKH đã tác động khắp nơi ở nước ta. Đó là sự bất thường và cường độ ngày càng lớn về bão lũ, là thủy triều bị thay đổi chế độ làm cho TP.HCM ứ nước sông, gây ngập lụt. Bắc Trung Bộ vừa lụt, Nam Trung Bộ lại lụt. Nguy cơ dự báo Trung Trung Bộ cũng đang bị đe dọa bởi mưa lớn trong thời gian tới. Trong lịch sử từ trước tới nay, hiện tượng lũ lớn và liên tục ít xảy ra. Những năm trước, tại khu vực miền Trung, mỗi năm chỉ một đến hai tỉnh bị ngập nặng như Huế hay Đà Nẵng. Nhưng đến thời điểm hiện nay, bão hình thành nhiều, liên tục cùng sức tàn phá lớn hơn khắp miền Trung. Tình trạng hạn hán kéo ở dài chưa từng có ở miền Bắc vừa qua. Tất cả là hệ quả của BĐKH.
- Đang có nhiều ý kiến cho rằng cần thay đổi kịch bản BĐKH ở Việt Nam?
Đúng là vậy. Thời tiết đang diễn biến phức tạp, khôn lường, và nhanh hơn cái chúng ta dự kiến. Như đã nói ở trên, ai cũng nghĩ những điều dự đoán sẽ chưa đến, nhưng thực tế thì những dấu hiệu của BĐKH đã đến rất nhanh và mạnh. Tôi Theo thông tin từ Trung tâm KTTV, đợt lũ còn chưa chấm dứt hẳn trong năm nay mà còn tiếp tục nữa. Lúc này Việt Nam cần có hành động chung với thế giới, đưa ra những giải pháp để thích nghi giảm thiếu tác động BĐKH.
- Về lâu dài, theo ông, cần làm gì để giảm nhẹ thiên tai?
BĐKH xảy ra ngoài ý muốn chúng ta. Những bất thường về mưa, chế độ mưa, bão rất khó chống lại, mà chỉ có thể ngĩ đến phương án giảm thiểu mà thôi.
Cụ thể, muốn chống lại phải đi từ việc phát thải khí nhà kính, vận động trên toàn cầu về phát triển công nghiệp nhưng không gây hại, nhưng điều này đòi hỏi thời gian dài.
Đồng thời, con người cần học cách thích nghi, làm mọi việc tốt nhất trong phạm vi có thể làm như quy hoạch hồ thủy điện thủy lợi hợp lý, xả lũ theo trình tự thống nhất để đừng làm dòng nước cộng hưởng với nhau, không chặt phá rừng, lũ sẽ về chậm hơn. Cần có ý tưởng phòng tránh cao nhất tác động của lũ.
Ngoài ra, có thể đào hồ chứa dọc đường để chứa lũ, tránh cường độ lũ quá mạnh đến dân cư, hoặc bố trí hồ thủy điện thủy lợi có thể trữ được nước. Một biện pháp khoa học nữa, nhưng yêu cầu đầu tư lớn hơn, đó là xây dựng các trạm thông báo về lũ, luồng, phân tích địa hình lũ hay đi theo đường nào.
 
Đỗ khắc luân
Read Post | nhận xét

Việt Nam sắp phóng vệ tinh viễn thám đầu tiên

Vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam, VNREDSAT- 1 sẽ được phóng lên quỹ đạo vào ngày 4/5/2013 từ bãi phóng Kourou, Guyana thuộc Pháp.


Ngày 25/4, tiến sỹ Bùi Trọng Tuyên, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Vũ trụ (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Phó Trưởng ban dự án VNREDSAT- 1 cho biết, Công ty Arianespace (Pháp), nhà thầu thực hiện phóng vệ tinh của Dự án VNREDSAT- 1 vừa thông báo hiện vệ tinh VNREDSAT- 1 đã được vận chuyển an toàn đến bãi phóng. Đây là khu vực nằm trong Trung tâm Không gian Guyana là bãi phóng vệ tinh của châu Âu.
Việt Nam sắp phóng vệ tinh viễn thám đầu tiên, Công nghệ thông tin, VNREDSAT- 1, Viet Nam phong ve tinh vien tham, ve tinh vien tham, Viet Nam co ve tinh moi, ve tinh VNREDSAT- 1, ve tinh, Viet Nam phong ve tinh, ve tinh, cong nghe, cong nghe thong tin, tin cong nghe, ve tinh cua Viet Nam
Phác thảo vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam, VNREDSAT- 1
Vệ tinh VNREDSAT- 1 là vệ tinh quang học quan sát Trái Đất, có khả năng chụp ảnh toàn bộ các khu vực trên bề mặt trái đất.
Dự án VNREDSAT- 1 được xây dựng dựa trên những nghiên cứu, đánh giá về nhu cầu thực tiễn trong nước, công nghệ và xu hướng phát triển mới của công nghệ vệ tinh nhỏ quan sát trái đất trên thế giới.
Đặc biệt, dự án VNREDSAT- 1 là sự phối hợp để tận dụng các cơ sở hạ tầng sẵn có của hệ thống thu nhận, lưu trữ, xử lý ảnh các vệ tinh viễn thám của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhằm tạo ra một hệ thống giám sát hoàn chỉnh, độc lập từ vệ tinh đến trạm thu mặt đất và trung tâm xử lý phân phối dữ liệu ảnh viễn thám tại Việt Nam.
Một trong những đặc tính nổi bật nhất của vệ tinh VNREDSAT- 1 là khả năng cung cấp những bức ảnh ngay tại thời điểm chụp một cách nhanh chóng. Điều này sẽ góp phần trong việc giúp đỡ các chuyên gia tổng hợp và cập nhật các số liệu về tình hình bão lũ, cháy rừng, tràn dầu… cũng như các vấn đề khác về thiên tai.
Bên cạnh đó, việc sử dụng vệ tinh VNREDSAT- 1 sẽ giúp các chuyên gia chủ động được về công nghệ, hệ thống… góp phần giúp quá trình nghiên cứu, khai thác, tổng hợp thông tin trở nên dễ dàng hơn trước rất nhiều.
Dự án VNREDSAT- 1 có tổng mức đầu tư là 55,8 triệu euro, từ nguồn vốn vay viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Pháp và 64 tỷ 820 triệu đồng nguồn vốn đối ứng của Việt Nam.
Theo Vietnam+
Read Post | nhận xét

Ứng dụng chuyển VN2000 sang WGS84 và ngược lại

Climate GIS xin giới thiệu đến các bạn một ứng dụng khá hiệu quả chạy trên ArcGIS chuyển đổi hệ toạn độ bản đồ, Ứng dụng GISCoord.


GISCoord 2.0 là phần mềm được phát triển trên môi trường .net, dùng cho việc chuyển đổi dữ liệu GIS từ hệ tọa độ VN2000 sang WGS84 và ngược lại. GISCoord thực hiện chuyển đổi hệ tọa độ dựa trên việc giải hệ phương trình 7 tham số theo quyết định 05/2007/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Phiên bản GISCoord 2.0

Yêu cầu cài đặt:
-        Máy tính cần cài đặt trước ArcGIS 10 (hoặc 9.3 cho phiên bản 9.3), và chắc chắn ArcGIS đã chạy được.
Hướng dẫn sử dụng (vui lòng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng):
-        Chạy file setup.exe trong thư mục download và nhất Next liên tục để cài đặt.
-        Sau khi cài đặt xong, biểu tượng của phần mềm xuất hiện trên Desktop của màn hình chính.
Biểu tượng của phần mềm GISCoord trên màn hình Desktop
1.      Chuyển đổi từ VN2000 sang WGS84
Chuẩn bị dữ liệu
-        Dữ liệu đầu vào hỗ trợ bởi GISCoord là shapefile hoặc Geodatabase.
-        Để chuyển đổi dữ liệu từ VN2000 sang WGS84, trước tiên ta cần kiểm tra dữ liệu có chắc chắn ở VN2000 chưa. Một công cụ hỗ trợ cho việc xem dữ liệu có thể đang ở VN2000 là công cụ ArcGoogle 2.0 (có thể download tại đây).
-        Thường với dữ liệu ở VN2000, khi ta hiển thị trên nền Google maps sẽ có độ lệch dao động trên dưới 200m.
Dữ liệu ở VN2000 thường lệch một khoảng trên dưới 200m so với ảnh Google Maps
-        Trường hợp nếu dữ liệu lệch quá nhiều (chẳng hạn chạy qua tỉnh hoặc nước khác), ta cần kiểm tra lại kinh tuyến trục cũng như múi chiếu của dữ liệu có phù hợp với địa phương tương ứng.
Chuyển đổi dữ liệu
-        Khởi động chương trình GISCoord.
-        Chọn vào menu Chuyển đổi hệ tọa độ -> VN2000 sang WGS84
-        Nhấn vào để chọn lớp dữ liệu cần chuyển sang WGS84
-        Chọn Suất sang Shapefile hoặc Personel Geodatabase
-        Nhấn vào  để chọn tới thư mục (nếu xuất sang shapefile) hoặc geodatabase (nếu xuất sang geodatabase) nơi lưu dữ liệu xuất ra.
-        Nhập vào tên file xuất ra.
-        Nhấn vào nút Chuyển để chuyển sang WGS84
-        Sau khi chuyển thành công chương trình sẽ đưa ra thông báo chuyển thành công
Kiểm tra
-        Sau khi lớp dữ liệu đã chuyển đổi sang WGS84, ta có thể kiểm tra bằng cách đưa lớp dữ liệu này vào ArcMap và kết hợp với công cụ ArcGoogle để xem lớp dữ liệu sinh ra có nằm khớp với vị trí ảnh Google Maps không. Trường hợp chưa khớp ta cần xem lại bước chuẩn bị dữ liệu.
 2.      Chuyển đổi từ WGS84 sang VN2000 
Chuẩn bị dữ liệu
-        Để chuyển đổi dữ liệu từ WGS84 sang VN2000, trước tiên ta cần kiểm tra dữ liệu có chắc chắn ở WGS84 chưa. Một công cụ hỗ trợ cho việc xem dữ liệu có thể đang ở WGS84 là công cụ ArcGoogle 2.0 (có thể download tại đây).
-        Với dữ liệu ở WGS84, khi ta hiển thị trên nền Google maps, dữ liệu sẽ nằm trùng khớp với ảnh google maps.
Chuyển đổi dữ liệu
-        Khởi động chương trình GISCoord.
-        Chọn vào menu Chuyển đổi hệ tọa độ -> WGS84 sang VN2000
-        Chọn địa phương tương ứng
-        Chọn múi chiếu 3 độ hoặc 6 độ
-        Nhấn vào để chọn lớp dữ liệu cần chuyển sang VN2000
-        Chọn suất sang Shapefile hoặc Personel Geodatabase
-        Nhấn vào để chọn tới thư mục (nếu xuất sang shapefile) hoặc geodatabase (nếu xuất sang geodatabase) nơi lưu dữ liệu xuất ra.
-        Nhập vào tên file xuất ra.
-        Nhấn vào nút Chuyển để chuyển sang VN2000
-        Sau khi chuyển thành công chương trình sẽ đưa ra thông báo chuyển thành công
Kiểm tra
-        Sau khi lớp dữ liệu đã chuyển đổi sang VN2000, ta có thể kiểm tra bằng cách đưa lớp dữ liệu này vào ArcMap và kết hợp với công cụ ArcGoogle để xem lớp dữ liệu ở hệ tọa độ VN2000 đã sinh ra. Ứng dụng chạy trên cả ArcGIS 9.3 và ArcGIS 10.0

Các bạ Download ứng dụng tại link:

Read Post | nhận xét

Chạy Google Maps trong cửa sổ ArcGIS


GoogleMap Download

Tool ứng dụng cho ArcGIS đang được rất nhiều đơn vị quan tâm một trong các công ty đi đầu trong lĩnh vực đó tại Việt Nam là công ty GTO Software.
Công cụ GoogleMap Download đuợc phát triển bởi công ty GTO Software đối tác của hãng ESRI  nhằm hỗ trợ nguời sử dụng phần mềm ArcGIS Desktop đưa ảnh GoogleMap vào làm nền cho hệ thống bản đồ đang đuợc sử dụng của nguời dùng.
Hình 1
Qua trải nghiệm tool GoogleMap Download GTO phát triển qua các phiên bản 9.3 và 10.0 và đến nay 10.1 Climate GIS xin có một vài chia sẻ với độc giả về tool ứng dụng rất hay và hiệu quả này.
Song song với bản ArcGIS 9.3 và ArcGIS 10.0 của hãng ESRI ra đời và được rất nhiều chuyên gia về lĩnh vực GIS, RS sử dụng. GTO Software cũng phát triển tool GoogleMap Download chạy trên giao diện của ArcGIS 9.3 và ArcGIS 10.0, với tool ứng dụng này người sử dụng chỉ cần có Internet là có thể kéo được bản đồ Google maps về cửa sổ giao diện của ArcGIS rất thuận tiện trong biên tập, hiệu chỉnh và kiểm tra dữ liệu hệ thống. Bên cạnh đó GTO không ngừng nghiên cứu, hiệu chỉnh và phát triển tính năng mới của tool ứng dụng này để phục vụ người dùng.
Để đáp lại lòng mong mỏi của độc giả khi phiên bản ArcGIS 10.1 của hành ESRI ra đời GTO Software cũng phát triển tool GoogleMap Download từ bản 10.0 hoàn thiện hơn và chạy trên cả phiên bản 10.1.

Phiên bản mới có tính năng gì nổi bật?
1. Chạy đồng thời trên ArcGIS 10.0 và ArcGIS 10,1
2. Khắc phục được lỗi lệch hệ thống của các phiên bản trước đó
3. Cho phép sử dụng 3 loại ảnh bản đồ:
·                             Bản dồ giao thông
·                             Bản dồ ảnh vệ tinh
·                              Bản đồ địa hình

4. Tự dộng tải ảnh bản đồ GoogleMap vào đúng khung hình bản đồ hiện thời với hệ tọa độ chuẩn WGS 84 (World Geodetic System).
5. Tự động luu lại khung ảnh bản đồ GoogleMap vào máy cá nhân phục vụ cho lần xem lại sau đó mà không cần kết nối Internet.

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng

Để cài đặt độc giả tải bộ cài theo đuờng dẫn mình để bên dưới


Một số lưu lý khi cài đặt phải thay đổi chút như sau:
Hình 2
Control Panel -> User Accounts -> Change User Account Control Settings  rồi kéo xuống mức thấp nhất sau đó khởi động lại máy.

Tiêp theo chúng ta chạy file Setup rồi làm theo chỉ dẫn
Sau khi cài đặt phần mềm sẽ tự động đuợc đưa  vào hệ thống thực đơn của phần mềm ArcGIS với tên “GoogleMap Download

Hình 3

Với truờng hợp không thấy xuất hiện Toolbar “GoogleMap Download”.
Kích chuột trái vào “Customize…” 


Hình 4

trên thực đơn của Toolbar sau đó nhấn vào nút “Add from file…” trong giao diện Customize mới đuợc mở ra


Hình 5

Tìm tới file GoogleMapDownload.tlb trong thu mục mới đuợc cài đặt

Hình 6

Sau khi tải thanh công cụ thành công thì có thông báo như hình 7 là đã đưa công cụ “GoogleMap Download” vào thực đơn của ArcGIS thành công.


Hình 7
Chúc độc giả làm việc hiệu quả với công cụ Google Download và trải nghiện các tính năng thú vị của công cụ này với Climate GIS.


Độc giả Download tool tạy đây
Trân trọng
Read Post | nhận xét